Tại sao người ta nói trẻ chết yểu là đến để đòi nợ?

Admin
Có người nói rằng, những đứa trẻ chưa đến độ tuổi trưởng thành mà đã qua đời thì đều là đến để đòi nợ. Những ví dụ về phương diện này quả đúng là có khá nhiều.

Có người nói rằng, những đứa trẻ chưa đến độ tuổi trưởng thành mà đã qua đời thì đều là đến để đòi nợ. Những ví dụ về phương diện này quả đúng là có khá nhiều.

Chuyển sinh đòi nợ vàng và tơ lụa của đời trước

Tổ sư Hoa Nghiêm tông vào thời nhà Đường là hòa thượng Đỗ Thuận. Trong một lần đi hóa duyên, ông đã gặp một vị thí chú đang ẵm một bé trai. Vị thí chủ này thỉnh cầu hòa thượng giúp đứa bé tiêu tai giải nạn và kéo dài thọ mệnh. Hòa thượng Đỗ Thuận chăm chú nhìn đứa bé một lúc lâu rồi nói: “Đứa bé này vốn là oan gia của thí chủ, nay thí chú phải sám hối với nó”.

Sau khi thọ trai xong, hòa thượng Đỗ Thuận bảo vị thí chủ ẵm đứa bé đến bên bờ sông, sau đó thả nó xuống nước. Đứa bé ngay lập tức chết đuối. Vợ chồng vị thí chủ đó không khỏi kêu gào khóc lóc vì đau đớn. Hòa thượng vừa chỉ tay vừa nói: “Xin đừng gào khóc nữa! Con trai của hai vị vẫn ở đó mà!”

Quả nhiên, họ trông thấy con trai mình đã hóa thành một người thân cao sáu thước đang đứng sừng sững trên mặt nước với ánh mắt đầy giận dữ mà rằng: “Đời trước ngươi đã lấy vàng và tơ lụa của ta, còn hại chết ta rồi đẩy xuống sông. Nếu không vì Bồ Tát giải oan cho ta thì ta tuyệt đối không bỏ qua cho ngươi đâu!”

Hai vợ chồng im lặng không nói gì nhưng trong lòng thầm tín phục thần lực của vị hòa thượng.

Kẻ thù chuyển sinh đòi mạng

Vào những năm Quang Tự thời nhà Thanh, tại tỉnh Quảng Đông có một vị Hiệp đài đại nhân tính tình nóng nảy. Ông ta và một thuộc hạ thường xuyên xảy ra tranh cãi. Hiệp đài đại nhân vì chuyện này mà vô cùng tức giận, do đó đã gán cho người thuộc hạ này một tội danh để xử tử hình anh ta. Trước lúc hành hình, người thuộc hạ lòng đầy căm phẫn nói rằng: “Ngươi cậy quyền ỷ thế vu oan hãm hại ta, ta nhất định sẽ báo thù!”

Thời gian sau, một hôm Hiệp đài đại nhân đang lúc nghỉ trưa thì đột nhiên trông thấy người thuộc hạ kia từ bên ngoài bước vào rồi tiến thẳng vào nhà trong. Một lúc sau, người trong nhà đến báo tin mừng đã hạ sinh cháu trai. Hiệp đài đại nhân hiểu rằng kẻ thù đã chuyển sinh, do đó căn dặn người nhà tuyệt đối không cho phép cháu trai gặp mặt mình.

Tại sao người ta nói trẻ chết yểu là đến để đòi nợ?
Trông thấy đứa trẻ tay nắm con dao vẽ đi vẽ lại trên mặt đất rất vui vẻ, nhũ mẫu bèn say sưa nói chuyện với một người tỳ nữ. Ảnh minh họa, thuộc tập “Vô khoản anh hí đồ” của Uyển Lâm Cầu. (Ảnh: Tài sản công)

Bốn năm năm sau, vào một ngày mùa hạ, Hiệp đài đại nhân nằm ngủ say dưới một cây đại thụ trong hậu hoa viên. Lúc này, nhũ mẫu cũng đưa đứa cháu trai đến hoa viên dạo chơi. Trông thấy đứa trẻ tay nắm con dao vẽ đi vẽ lại trên mặt đất, chơi đùa rất vui vẻ, nhũ mẫu bèn tranh thủ say sưa nói chuyện với một người tỳ nữ. Không ngờ rằng đứa cháu trai không biết từ lúc nào đã đến bên cạnh Hiệp đài đại nhân lúc này vẫn còn đang say giấc. Đứa bé dùng con dao đùa nghịch, vạch lên bụng của người ông. Hiệp đài đại nhân đang say ngủ bỗng cảm giác ngứa ở bụng, ông ngỡ rằng là ruồi, bèn ra sức đập, trong phút chốc đã đập phải cán dao. Con dao lập tức cắm sâu vào bụng của Hiệp đài đại nhân, ông ta vì vậy mà qua đời.

Trước khi chết, đòi lại khoản nợ làm ăn của đời trước

Trong bút ký của mình, Lương Kính Thúc thời nhà Thanh đã ghi chép lại một câu chuyện như vậy: Tại Thường Châu có một người tên là Cam Học Cứu, kiếm sống bằng nghề dạy học. Lúc con trai của ông được ba tuổi thì vợ ông đột ngột qua đời. Ông đành đưa con trai đến thư quán để nuôi dưỡng.

Lúc đứa trẻ được bốn, năm tuổi thì Cam Học Cứu bắt đầu dạy con đọc sách học chữ. Đứa trẻ rất thông minh, mười lăm, mười sáu tuổi đã có thể thuộc lòng Tứ Thư, Ngũ Kinh, còn có thể làm thầy dạy học. Cứ như vậy, thu nhập nhờ vào việc dạy học của hai cha con mỗi năm cũng kha khá. Trừ đi chi phí sinh hoạt thì vẫn còn một ít tiền tích cóp.

Một thời gian sau, Cam Học Cứu chuẩn bị cưới vợ cho con trai. Vào lúc lễ đính hôn sắp cử hành thì con trai của ông đột nhiên lâm bệnh nặng và gần qua đời. Trước lúc lâm chung, anh ta gào thét tên cha mình rồi nói rằng: “Đời trước ông và tôi cùng hợp tác làm ăn, ông nợ tôi hơn 200 tiền vàng. Sau khi trừ đi một phần thì ông vẫn còn nợ tôi 5,300 đồng. Mau trả cho tôi! Trả cho tôi rồi thì tôi sẽ rời đi!” Nói rồi anh ta tắt thở qua đời.

Trước lúc lâm chung đòi lại món nợ 19 lạng bạc

Đồng liêu của đại học sĩ Kỷ Hiểu Lam thời nhà Thanh là Lô Nam Thạch kể rằng, Chu Nguyên Đình có một người con trai mắc phải trọng bệnh, trước lúc lâm chung đã rên rỉ rằng: “Các người còn nợ ta 19 lạng bạc!” Thầy thuốc lập tức gọi người đến nấu canh nhân sâm. Canh nhân sâm vừa nấu xong vẫn chưa kịp uống thì con trai của Chu Nguyên Đình đã tắt thở, mà giá tiền mua nhân sâm đúng bằng 19 lạng bạc.

Tại sao người ta nói trẻ chết yểu là đến để đòi nợ?
Thầy thuốc lập tức gọi người đến nấu canh nhân sâm, canh nhân sâm vừa nấu xong vẫn chưa kịp uống thì con trai của Chu Nguyên Đình đã tắt thở. (Ảnh: Shutterstock)

Có người nói rằng: “Trong khắp nơi bốn biển này, một ngày không biết có bao nhiêu đứa trẻ chết yểu, lẽ nào đều là nợ của đời trước cả sao?”

Đối với vấn đề này, Kỷ Hiểu Lam đã có lời giải thích như sau:

“Sinh tử luân hồi của con người giống như một chiếc xe chở hàng vậy, có đến có đi; nhân quả tuần hoàn, tựa như cát sông Hằng, nhiều đến mức chẳng thể nào đong đếm; nó cũng lại giống như áng mây trên bầu trời, biến đổi mau chóng đến mức chẳng thể nghĩ bàn. Tất cả những điều này thật khó mà thay đổi.

Tuy nhiên, xét trên tổng thể thì đều là nút thắt giữa các mối oan khiên, rất nhiều trong số đó đều có liên quan đến việc tranh giành tài vật. Lão Tử từng giảng rằng: “Thiên hạ nhương nhương giai vi lợi vãng, thiên hạ hi hi giai vi lợi lai” (Tạm dịch nghĩa: Người trong thiên hạ rối ren hỗn loạn cũng vì lợi mà đến, người trong thiên hạ tất bật cũng bởi vì lợi mà bôn ba).

Trong cuộc đời của mỗi người, nào có ai không bị lợi ích điều khiển ý chí. Thế nhưng, tài vật trên thế gian vốn hữu hạn, một người đáng được hưởng bao nhiêu thì đều đã có định số. Bạn được về phương diện này thì sẽ mất ở phương diện khác; được lợi ích lúc này thì sẽ chịu tổn thất vào lúc khác.

Con người không hiểu được mối quan hệ trong đó, bởi vậy nghĩ ra đủ mọi phương cách để tranh giành, ân oán hận thù từ đó mà nảy sinh, nhân quả báo ứng cũng từ đó mà xuất hiện, thậm chí kéo dài đến tận ba đời.

Hiện nay, bạn có thể nhìn thấy rất nhiều người vì mưu cầu lợi ích mà đang hao tổn tâm cơ, từ đó bạn có thể biết được người đó có bao nhiêu quỷ đến đòi nợ. Tư Mã Thiên thời nhà Hán có một câu nói rằng: “Tâm oán hận tổn hại sâu sắc đối với con người”. Người quân tử thà rằng tin có quỷ đòi nợ, điều này thật khiến người ta phải suy ngẫm”.

Lý Tinh Thành biên tập
Oanh Lê biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Xem thêm

  • 16/5/2023

  • 24/11/2021

  • 16/6/2021

Admin