Cách tính can chi ngày, tháng, năm theo 12 con giáp

Giờ một ngày đêm có 24 giờ nhưng theo can chi chỉ có 12 giờ. Giờ Tý (chính Tý lúc 0 giờ). Giờ Ngọ (chính Ngọ lúc 12 giờ trưa). Ban ngày tính từ giờ Dần (tức 4 giờ sáng) đến giờ Thân lúc 4 giờ chiều. Ban đêm tính từ giờ Dậu đến hết giờ Sửu. Nếu theo lịch can thì bắt đầu từ 23 giờ 30 phút đã sang giờ Tý của ngày hôm sau. Sau đây, Phong Thủy Tam Nguyên xin gửi đến bạn cách tính giờ theo 12 con giáp trong can chi

Giờ một ngày đêm có 24 giờ nhưng theo can chi chỉ có 12 giờ. Giờ Tý (chính Tý lúc 0 giờ). Giờ Ngọ (chính Ngọ lúc 12 giờ trưa). Ban ngày tính từ giờ Dần (tức 4 giờ sáng) đến giờ Thân lúc 4 giờ chiều. Ban đêm tính từ giờ Dậu đến hết giờ Sửu. Nếu theo lịch can thì bắt đầu từ 23 giờ 30 phút đã sang giờ Tý của ngày hôm sau. Sau đây, Phong Thủy Tam Nguyên xin gửi đến bạn cách tính giờ theo 12 con giáp trong can chi

1. Tý – Chuột: Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng. Đây là thời điểm chuột hoạt động mạnh nhất.

2. Sửu – Trâu: Từ 1 giờ đến 3 giờ sáng - Thời điểm trâu chuẩn bị đi cày.

3. Dần – Hổ: Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng. Đây là lúc hổ hung hãn, nguy hiểm nhất.

4. Mão – Mèo (Ở Trung Quốc mèo được thay bằng thỏ): Từ 5 giờ đến 7 giờ sáng. Đây là khoảng thời gian mèo đi ngủ.

5. Thìn – Rồng: Từ 7 giờ đến 9 giờ sáng - Lúc rồng bay lượn tạo mưa (theo truyền thuyết)

6. Tỵ – Rắn: Từ 9 giờ đến 11 giờ sáng - Khi rắn lành nhất, không gây hại cho người.

7. Ngọ – Ngựa: Từ 11 giờ đến 13 giờ trưa - Được xếp vào giữa trưa vì Ngựa có dương tính cao.

8. Mùi – Dê: Từ 13 giờ đến 15 giờ chiều - Thời điểm dê ăn cỏ trong ngày mà không ảnh hưởng xấu tới cây cỏ.

9. Thân – Khỉ: Từ 15 giờ đến 17 giờ chiều - Lúc khỉ thích hú bầy đàn.

10. Dậu – Gà: Từ 17 giờ đến 19 giờ tối - Lúc gà lên chuồng đi ngủ.

11. Tuất – Chó: Từ 19 giờ đến 21 giờ tối - Khi chó phải trông nhà.

12. Hợi – Lợn: Từ 21 giờ đến 23 giờ tối khuya - Lúc lợn ngủ say giấc nhất.

cách tính can chi

2. Cách tính can chi của ngày theo 12 con giáp

2.1 Cách tính ngày âm theo con giáp

Ngày can chi theo chu kỳ 60, độc lập không lệ thuộc vào năm tháng âm lịch hay năm tháng can chi - (Kể cả tháng nhuận).

Ngày âm lịch và ngày can chi chênh lệch nhau rất khó xác định. Tính ngày can chi chuyển đổi sang âm lịch rất phức tạp vì tháng âm lịch thiếu đủ từng năm khác nhau (âm lịch trong 19 năm có 7 tháng nhuận, lại có tháng đủ 30 ngày tháng thiếu 29 ngày theo trình tự không nhất định) nên tính ngày can chi theo dương lịch dễ hơn.

2.2 Cách tính ngày dương lịch ra ngày can chi

Mỗi năm Dương lịch có 365 ngày, nghĩa là 6 chu kỳ Lục thập hoa giáp cộng thêm 5 ngày lẻ. Năm nhuận có thêm 1 ngày 29/02 tức 366 ngày, thì cộng thêm 6 ngày lẻ. Nếu lấy ngày 1/3 là ngày khởi đầu thì các ngày sau đây trong mọi năm cùng can chi giống 1/3 là (30/4), (29/6), (28/8), (27/10), (26/12), (24/2 năm sau) đó. Nếu biết ngày 1/3 (hay một trong bảy ngày nói trên) là ngày gì, ta dễ dàng tính nhẩm những ngày bất kỳ trong năm (gần với một trong bảy ngày nói trên).

Nếu muốn tính những ngày 1/3 năm sau hay năm sau nữa chỉ cần cộng thêm số dư là 5 đối với năm thường (tức là từ 24/2 - 28/2) hoặc là 6 đối với năm nhuận (có thêm ngày 29/2).

Ví dụ ngày 1/3/1995 là ngày Tân Mão, thì ngày 30/4/1995, 29/6/1995, 28/8/1995, 27/10/1995, 25/12/1995 và 24/2/1996 lả ngày Tân Mão

Từ đó tính nhẩm 28/2/1996 là ngày Ất Mùi, 29/2/1996 là ngày Bính Thân. (1996 có hàng chục đơn vị chia hết cho 4 tức là năm nhuận có ngày 29/2).

Ta biết 1/3/1999 là ngày Nhâm Tý vậy 24/2/2000 cũng là Nhâm Tý. Chỉ cần cộng thêm 5 ngày. Ta dễ dàng tính ra 1/3/2000 là ngày Mậu Ngọ, theo tính nhẩm thì Nhâm đến Mậu hay Tý đến Ngọ là 5 ngày.

Ta biết 1/3/1995 là ngày Tân Mão vậy 24/2/1996 cũng là Tân Mão. Chỉ cần cộng thêm 6 ngày (Vì năm 1996 là năm nhuận). Ta dễ dàng tính ra 1/3/1996 là ngày Đinh Dậu, theo tính nhẩm thì Tân đến Đinh hay Mão đến Dậu là 6 ngày.

Ví dụ: Theo cách tính trên ngày 1/3/199

7 là ngày Nhâm Dần, ngày 26/12/1997 cũng là ngày Nhâm Dần, vậy ngày 1/1/1998 sẽ là ngày Mậu Thân (sau đó 6 ngày)...

3. Cách tính tháng theo 12 con giáp

Tháng giêng âm lịch luôn luôn là tháng Dần, tháng hai là Mão, cứ tuân theo thứ tự đó đến tháng 11 là Tý, tháng chạp là Sửu (12 tháng ứng với 12 chi). Ví dụ như:

  • Tháng 1 (Tháng Giêng) là Dần
  • Tháng 2 là Mão
  • Tháng 3 là Thìn
  • Tháng 4 là Tỵ
  • Tháng 5 là Ngọ
  • Tháng 6 là Mùi
  • Tháng 7 là Thân
  • Tháng 8 là Dậu
  • Tháng 9 là Tuất
  • Tháng 10 là Hợi
  • Tháng 11 là Tý
  • Tháp 12 (Tháng Chạp) là Sửu

Bạn có thể kết hợp với các can trong năm để chi tiết hơn về can chi:

  • Tháng giêng của năm có hàng can Giáp, Kỷ (ví dụ năm giáp tý, kỷ tỵ) là tháng Bính Dần
  • Tháng giêng của năm có hàng can Ất, Canh là tháng Mậu Dần
  • Tháng giêng của năm có hàng can Bính, Tân là tháng Canh Dần
  • Tháng giêng của năm có hàng can Đinh, Nhâm là tháng Nhâm Dần
  • Tháng giêng của năm có hàng can Mậu, Quý là tháng Giáp Dần

Trường hợp năm có tháng nhuận thì cứ theo tháng chính (không đổi).

4. Cách tính năm dương lịch ra năm can chi

Hết một vòng 60 năm từ Giáp Tý đến Quý Hợi. Từ năm thứ 61 trở lại Giáp Tý, năm thứ 121,181 ... cũng trở lại Giáp Tý. Đó là một điều trở ngại cho việc nghiên cứu sử, nếu không ghi triều vua nào thì rất khó xác định. Một gia đình có ông và cháu cùng một tuổi, có khi tính tuổi cháu nhiều hơn tuổi ông, vậy nên khi tính thành dương lịch cần phải chú ý cộng trừ bội số của 60. Việc tính can chi năm theo 12 con giáp sẽ giúp các bạn chọn được năm tốt để tiến hành lễ dặm hỏi, lễ cưới, lễ đính hôn,...

Con số cuối cùng của năm dương lịch ứng với các can:

0: canh (ví dụ Canh Thân 1980)

1: tân (ví dụ Tân Dậu 1981)

2: nhâm (ví dụ Nhâm Tuất 1982)

3: quý (ví dụ Quý Hợi 1983)

4: giáp (ví dụ Giáp Tý 1984)

5: ất (ví dụ Ất Sửu 1985)

6: bính (ví dụ Bính Dần 1986)

7: đinh (ví dụ Đinh Mão 1987)

8: mậu (ví dụ Mậu Thìn 1988)

9: Kỷ (ví dụ Kỷ Tỵ 1989)

Cách tính đổi năm lịch can chi thành năm dương lịch: Cộng hoặc trừ bội số 60 còn dư bao nhiêu, đối chiếu bảng dưới đây sẽ biết năm Can - Chi

cách tính can chi

Admin

Link nội dung: https://ngayqua.com/cach-tinh-can-chi-ngay-thang-nam-theo-12-con-giap-1730929809-a9389.html