Áp lực học tập luôn là nỗi ám ảnh của tuổi học trò khi phải đối mặt với nhiều nỗi lo từ điểm số, các môn học, thành tích. THPT Lý Thái Tổ sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu hơn về áp lực học tập.
Áp lực học tập là sự căng thẳng, mệt mỏi về trí não và thể chất mà mỗi người có thể gặp phải trong quá trình học tập của mình. Áp lực này thường xảy ra ở trẻ em, thanh thiếu niên, sinh viên và những người còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây được xem là một trong những trạng thái tâm lý thường gặp và là thách thức phổ biến mà nhiều bạn trẻ phải đối mặt trong suốt giai đoạn học tập của mình.
Nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho các bạn học sinh phải đối mặt với áp lực học tập, đó là:
Hệ thống giáo dục hiện nay đang chú trọng quá nhiều vào điểm số và thành tích học tập mà ít quan tâm đến sự phát triển toàn diện của học sinh. Việc chạy theo điểm số, thành tích đã tạo nên một “căn bệnh thành tích” nặng nề, khiến học sinh luôn phải chịu áp lực học tập cao.
Chương trình học hiện nay còn nặng tính lý thuyết, học sinh phải học quá nhiều môn học, quá nhiều kiến thức trong thời gian ngắn. Việc học nhồi nhét kiến thức khiến học sinh không có thời gian để rèn luyện thêm nhiều kỹ năng, tư duy sáng tạo và phát triển bản thân.
Nhiều phụ huynh thường đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái, mong muốn con mình phải đạt được điểm cao, có thành tích tốt. Việc áp đặt kỳ vọng quá cao lên con cái khiến các bạn trẻ luôn cảm thấy áp lực, lo lắng và căng thẳng.
Học sinh thường so sánh bản thân với bạn bè xung quanh, đặc biệt là những học sinh giỏi, xuất sắc. Việc so sánh bản thân với người khác khiến các bạn dễ cảm thấy tự ti, mặc cảm và áp lực.
Áp lực học tập nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần, thể chất và kết quả học tập của trẻ. Việc nhận biết sớm những dấu hiệu trẻ đang bị áp lực học tập sẽ giúp cha mẹ có những biện pháp hỗ trợ cho con kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu cơ bản để nhận biết trẻ đang bị áp lực trong học tập:
Nếu áp lực học tập kéo dài, vô hình sẽ tạo nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bạn học sinh, cụ thể là:
Áp lực học tập kéo dài sẽ khiến trẻ luôn trong trạng thái căng thẳng, lo âu, giảm tập trung và khó khăn trong việc ghi nhớ kiến thức. Áp lực còn dẫn đến mất ngủ, rối loạn ăn uống, suy nhược cơ thể, dễ mắc bệnh, đặc biệt là trầm cảm.
Áp lực học tập khiến trẻ mất đi sự vui vẻ, hồn nhiên vốn có của tuổi thơ. Trẻ có xu hướng thu mình, xa lánh bạn bè và gia đình từ đó dẫn đến mâu thuẫn giữa trẻ và cha mẹ, thầy cô, bạn bè.
Với tâm trạng nặng nề áp lực, các bạn trẻ sẽ càng sợ mắc phải sai lầm, thiếu tự tin trong việc thể hiện bản thân và khám phá những điều mới, không còn tự do phát triển khả năng tư duy sáng tạo khiến bản thân dễ đi theo lối mòn, hành động máy móc.
Thành tích đè nặng, trẻ mất hứng thú với việc học tập dẫn đến kết quả học tập sa sút. Nỗi lo điểm số càng khiến cho trẻ học tập một cách thụ động, không hiểu rõ kiến thức, từ đó trẻ sẽ không đạt được kết quả học tập như mong muốn.
Áp lực học tập hình thành nên thói quen xấu. Trẻ bị áp lực dẫn đến việc lừa dối cha mẹ, thầy cô nhằm che dấu kết quả yếu kém. Ngoài ra, trẻ còn có thể có những hành vi nổi loạn, chống đối cha mẹ, thầy cô. Nghiêm trọng hơn, trẻ xuất hiện hành vi tự làm hại bản thân như tự làm đau, tự sát.
Áp lực học tập luôn là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Đừng để áp lực đè nén và bào mòn tinh thần và thể chất của con bạn. Hãy để trẻ tự do thể hiện năng lực của bản thân, tìm kiếm sự say mê trong học tập. Chúng tôi mong rằng bài viết đã phần nào giúp cha mẹ hiểu được vấn đề này. Từ đó có những giải pháp phù hợp giảm bớt gánh nặng học tập cho con. Thptlythaito.edu.vn sẽ được đồng hành cùng các em trong đợt tuyển sinh THPT tới.
Admin
Link nội dung: https://ngayqua.com/ap-luc-hoc-tap-de-nang-len-vai-hoc-sinh-viet-hien-nay-1730640911-a8427.html