Khám phá ý nghĩa màu sắc (xanh lam - xanh ngọc) khi thiết kế

Màu sắc là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng thiết kế của bạn. Cùng FPT Arena tìm hiểu màu xanh lam - xanh ngọc bích và ý nghĩa của chúng

Màu sắc trong thiết kế là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng thiết kế của bạn. Trong bài viết này, hãy cùng FPT Arena tìm hiểu về màu xanh lam là gì – xanh ngọc bích và ý nghĩa của màu sắc này khi thiết kế là gì nhé.

Khám phá ý nghĩa màu sắc (xanh lam - xanh ngọc) khi thiết kế
Khám phá ý nghĩa màu sắc (xanh lam – xanh ngọc) khi thiết kế

Khám phá ý nghĩa của màu xanh lam

Màu xanh lam

Có thể nói màu xanh lam (hay còn gọi là xanh ngọc) là một trong số những màu sắc cơ bản được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn. Nếu bạn để ý thì màu xanh lam trong tự nhiên chính là màu của nước biển và bầu trời, tuy nhiên lại rất hiếm khi xuất hiện dưới màu sắc của rau củ hay trái cây.

Màu xanh lam
Màu xanh lam

Xanh lam là một màu sắc thuộc gam màu lạnh nhưng lại mang một chút ấm áp và có thể dùng để làm dịu đi những gam màu nóng như màu đỏ. Ngày nay, màu xanh lam còn được sử dụng nhiều với ý nghĩa chỉ thiên đường hay đại diện cho màu của cơ quan nhà nước hay thậm chí trong các logo của lĩnh vực thiết kế đồ họa.

Màu xanh lam trong thiết kế logo
Màu xanh lam trong thiết kế logo

Màu xanh lam cũng được sử dụng với nhiều sắc độ khác nhau để phù hợp với những ý nghĩa mà nó biểu đạt. Tùy theo mục đích sử dụng hay sáng tạo trong thiết kế, bạn có thể lựa chọn sắc độ phù hợp để truyền tải nội dung hình ảnh một cách hiệu quả nhất.

Các sắc độ màu sắc của xanh lam
Các sắc độ màu sắc của xanh lam

Theo từng cấp độ màu chúng ta có thể hiểu đơn giản ý nghĩa của chúng lần lượt như sau:

  • Xanh lam đậm: biểu thị cho sự tin tưởng, cơ quan công quyền hay sự thông minh và phẩm giá của con người.
  • Xanh lam sáng: màu sắc tươi sáng thể hiện cho sự mạnh mẽ, độc lập, mát mẻ và pha lẫn chút trong sáng.
  • Xanh da trời (Light blue hay Sky Blue): Biểu thị cho sự hòa bình, thanh cao, tinh thần, bao la. Ý nghĩa này được hiểu và suy ra từ màu xanh của bầu trời.
  • Phần lớn các sắc độ của màu xanh đều được dùng với ý nghĩa chỉ sự thấu hiểu, tin tưởng và trung thành. Tuy nhiên trong văn hóa Mỹ thì người ta lại coi màu xanh lam như màu của sự trầm cảm.

Tùy vào từng nền văn hóa khác nhau mà màu xanh lam lại biểu thị theo một ý nghĩa hoàn toàn khác, ví dụ như “singing the blues” hay “feeling blue” – cảm giác xanh.

Ý nghĩa của từng sắc độ màu sắc của màu xanh lam
Ý nghĩa của từng sắc độ màu sắc của màu xanh lam

Ý nghĩa

Khi tìm hiểu chung về ý nghĩa của màu xanh lam, bạn có thể dễ dàng nhận thấy những điều sau:

  • Xanh lam là màu được nhiều người lựa chọn và yêu thích nhất
  • Có đến 53% cờ của các nước trên thế giới có màu xanh lam
  • Trong các thiết kế nhận diện của doanh nghiệp đa số đều sử dụng màu xanh lam
  • Sự kinh doanh chuyên nghiệp có thể được thể hiện thông qua đồng phục màu xanh lam đậm
  • Quần jeans với màu xanh lam có mặt hầu như ở tất cả quốc gia trên thế giới
  • Trong ngôn ngữ châu Âu, màu xanh lam được coi là màu sắc của tầng lớp quý tộc: “dòng máu xanh lam – blue blooded”.
Ý nghĩa chung của màu xanh lam
Ý nghĩa chung của màu xanh lam

Ý nghĩa khác biệt của màu xanh lam trong các nền văn hóa khác nhau

Không chỉ thể hiện ý nghĩa thông qua các yếu tố tự nhiên và văn hóa, theo từng quốc gia khác nhau thì màu xanh lam cũng mang những ý nghĩa khác biệt.

Ý nghĩa khác biệt của màu xanh lam trong các nền văn hóa khác nhau
Ý nghĩa khác biệt của màu xanh lam trong các nền văn hóa khác nhau
  • Tại Hy Lạp, người ta tin rằng màu xanh lam xuất hiện trong các đồ vật có khả năng khống chế mắt của ác quỷ.
  • Với người Đức thì “blau sein” mang ý nghĩa say xỉn
  • Tại Nga, “голубой” lại mang ý nghĩa là đồng tính.
  • Tại Hàn Quốc, màu xanh lam đậm biểu trưng cho màu sắc buổi sáng ở đây.
  • Tại trung Quốc người dân lại quan niệm màu xanh có sắc độ giống như nước biển, hiểu theo nghĩa nông sâu chứ không theo đậm nhạt.
  • Tại Bỉ, người ta ấn định màu hồng là dành cho bé trai còn xanh lam cho bé gái
  • Tại Ý và Tây Ban Nha thì “the Blue Prince” được hiểu là Vẻ đẹp quý tộc – Prince charming 
Ý nghĩa của màu xanh lam trong các nền văn hóa khác nhau
Ý nghĩa của màu xanh lam trong các nền văn hóa khác nhau

Như vậy có thể thấy xanh lam là một màu sắc phổ biến và được nhiều người yêu thích, thể hiện được nhiều ý nghĩa khác nhau.

Thiết kế với màu xanh lam

Trong lĩnh vực thiết kế, đặc biệt là với thiết kế đồ họa thì màu xanh lam được ưa chuộng và ưu ái hơn hẳn những màu sắc khác. Màu xanh lam xuất hiện và giúp cho thiết kế của bạn có điểm nhấn hơn cũng như kết hợp hài hòa với các màu sắc còn lại trong toàn bộ ấn phẩm. 

Thiết kế với màu xanh lam
Thiết kế với màu xanh lam

Khi bắt tay vào thiết kế bất kỳ ấn phẩm nào thì yếu tố màu sắc cũng được cân nhắc và tìm hiểu rất kỹ. Hãy cùng điểm qua một số ý nghĩa của màu xanh lam trong thiết kế đồ họa dưới đây nhé:

  • Thể hiện cho tuổi trẻ, nhiệt huyết và sự sáng tạo

Thuộc gam màu lạnh với nhiều sắc độ cơ bản khác nhau, nhắc đến xanh lam chắc chắn nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, sự say mê và tinh thần sáng tạo. Cũng bởi ý nghĩa này mà nó thường xuất hiện và quen thuộc nhất với mỗi chúng ta qua màu áo xanh tình nguyện – biểu thị cho tinh thần tuổi trẻ, mạnh mẽ, kiên cường, đầy nhiệt huyết và không ngừng nỗ lực. 

Ý nghĩa của màu xanh lam
Ý nghĩa của màu xanh lam

Đặc biệt hơn trong thiết kế đồ họa thì màu xanh lam còn được các designer lựa chọn để sử dụng trong thiết kế website, logo, banner,… của nhiều thương hiệu lớn.

Thiết kế website với màu xanh lam
Thiết kế website với màu xanh lam
  • Biểu hiện cho sự sẻ chia

Ý nghĩa này có thể dễ hiểu khi bạn sử dụng các trang mạng xã hội facebook, Zalo, Skype, Viber,.. đều sử dụng màu xanh lam để làm tone màu chủ đạo. Điều này là bởi màu xanh lam chính là biểu trưng cho sự sẻ chia, kết nối con người với con người và mang lại giá trị cộng đồng to lớn.

Màu xanh lam thể hiện sự sẻ chia
Màu xanh lam thể hiện sự sẻ chia

Nhờ vào ý nghĩa này, bạn có thể sử dụng màu xanh lam nếu như đang thiết kế ấn phẩm cho các doanh nghiệp với mục đích là kết nối và mang lại giá trị cộng đồng. Điều này chắc chắn sẽ giúp thiết kế của bạn đạt yêu cầu và thu hút người dùng hiệu quả hơn.

Ý nghĩa của màu xanh lam trong thiết kế đồ họa
Ý nghĩa của màu xanh lam trong thiết kế đồ họa
  • Thể hiện cho sự tin tưởng và trách nhiệm

Nhắc đến hai yếu tố này thì chắc hẳn bạn sẽ nhớ đến các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực tài chính. Bởi vậy mà các tổ chức tín dụng như ngân hàng thường sử dụng màu xanh lam trong các thiết kế nhận diện thương hiệu của mình. 

Ngân hàng BIDV sử dụng màu xanh lam trong logo của mình
Ngân hàng BIDV sử dụng màu xanh lam trong logo của mình
  • Thể hiện cho sự bình an

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng màu xanh lam giúp cho chúng ta cảm thấy bình tĩnh, giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi và bình tĩnh hơn với các vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Bởi vậy nhờ vào ý nghĩa này thì các lĩnh vực liên quan đến y tế thường sử dụng màu sắc này để giúp ổn định tâm lý bệnh nhân.

Màu xanh lam thể hiện cho sự bình an
Màu xanh lam thể hiện cho sự bình an

Màu xanh lam ảnh hưởng tới mắt thế nào

Màu xanh lam là một màu được khúc xạ bởi mắt nên khi nhìn những sự vật hay khoảng không gian có màu xanh lam thì sẽ thấy chúng nhỏ đi và có chiều hướng lùi về phía sau. Trong trang trí nội thất thì màu xanh cũng được lựa chọn sử dụng nhiều để tạo cảm giác vui tươi và nhẹ nhàng, giúp mắt của bạn được thư giãn và nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng.

Màu xanh lam trong thiết kế nội thất
Màu xanh lam trong thiết kế nội thất

Bên cạnh đó, các ánh sáng màu xanh lam cũng được coi là phần ánh sáng có lợi trong chùm ánh sáng, giúp khởi tạo và điều chỉnh nhịp sinh học của con người. Nguồn sáng màu xanh lam cũng kích thích cơ thể khởi động nên bạn có thể tự động thức dậy khi trời sáng và khi không còn sự kích thích này nữa thì sẽ đi ngủ khi trời tối. 

Màu xanh lam ảnh hưởng tới mắt thế nào?
Màu xanh lam ảnh hưởng tới mắt thế nào?

Ngoài ra ánh sáng xanh cũng giúp hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm theo mùa do thiếu ánh sáng ban ngày tự nhiên trong y học, tác động đến mắt và hệ thần kinh để có thể mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Tuy nhiên nguồn ánh sáng xanh lam từ tự nhiên mới chính là nguồn ánh sáng có lợi nhất đối với con người, ngược lại các ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử sẽ gây hại nhiều cho mắt và tác động xấu tới giấc ngủ của bạn.

Liệu pháp ánh sáng xanh trong y học
Liệu pháp ánh sáng xanh trong y học

Classic Blue – Sắc xanh cổ điển lên ngôi năm 2020

Theo kết quả công bố của Viện màu sắc Pantone, tone màu lên ngôi năm 2020 chính là gam màu Classic Blue – Xanh cổ điển. Màu sắc có tác động rất lớn đến nhiều lĩnh vực và ngành nghề trong cuộc sống như thời trang, nội thất, thiết kế đồ họa, thiết kế công nghiệp,… Khi màu xanh cổ điển được lựa chọn là màu sắc của năm thì bạn có thể dễ dàng thấy màu sắc này xuất hiện trong các buổi trình diễn của Tuần lễ thời trang Xuân – Hè 2020 qua nhiều bộ sưu tập khác nhau. 

Classic Blue - Sắc xanh cổ điển lên ngôi năm 2020
Classic Blue – Sắc xanh cổ điển lên ngôi năm 2020

Classic Blue – Sắc xanh cổ điển lên ngôi năm 2020

Classic Blue mang lại cảm giác của nét xưa cũ, khiến người nhìn dễ dàng liên tưởng đến sắc thái hòa cổ và nét cổ điển mang hơi hướng quý tộc. Đây cũng là một trong số ít màu không phân riêng biệt cho giới tính nào và cũng không xuất hiện theo mùa nên phù hợp với tất cả các tầng lớp xã hội. Nhờ vào ý nghĩa đặc biệt này mà màu xanh cổ điển cũng thích hợp để biểu thị cho phong trào sống xanh hay bảo vệ môi trường đang nổi lên ở giới trẻ hiện nay.

Sắc xanh cổ điển lên ngôi năm 2020
Sắc xanh cổ điển lên ngôi năm 2020

Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích về màu sắc cũng như ý nghĩa của màu xanh lam – xanh ngọc trong thiết kế đồ họa. Nếu bạn có đam mê với thiết kế đồ họa và đang tìm kiếm những khóa học chuyên sâu, hãy truy cập ngay website FPT Arena để được tư vấn và hỗ trợ ngay nhé. 

Viện Đào Tạo Quốc Tế FPT

FPT Arena Multimedia – https://ngayqua.com

Admin

Link nội dung: https://ngayqua.com/kham-pha-y-nghia-mau-sac-xanh-lam-xanh-ngoc-khi-thiet-ke-1730256065-a7140.html