Hiện tượng bóc tách túi thai nhưng không ra máu có nguy hiểm không?

Nhiều mẹ bầu thường có xu hướng hoang mang và lo lắng khi được bác sĩ chẩn đoán xảy ra hiện tượng bóc tách túi thai nhưng không ra máu. Vậy thai bị bóc tách nhưng không ra máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì? Xem ngay bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Tình trạng bóc tách túi thai là hiện tượng xảy ra phổ biến đối với nhiều mẹ bầu trong khoảng thời gian ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Bên cạnh đó, hiện tượng bóc tách túi thai nhưng không ra máu khiến nhiều mẹ bầu thắc mắc. Bài viết dưới đây Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về nội dung này nhé!

Bóc tách túi thai là gì?

Bóc tách túi thai là một tình trạng nguy hiểm thường thấy trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, mà dấu hiệu nhận biết chính là sự xuất hiện của máu tụ xung quanh túi thai. Máu tụ này có thể gây ra nguy cơ sảy thai, bởi vì bánh nhau thai bị tách ra khỏi niêm mạc tử cung, khiến cho thai không thể gắn kết chặt vào tử cung của người mẹ.

Bánh nhau thai có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi từ cơ thể người mẹ. Ngoài ra, bánh nhau thai còn tham gia vào quá trình vận chuyển chất thải từ thai nhi trở lại cơ thể của mẹ. Khi thai bị bóc tách, quá trình này sẽ bị ảnh hưởng, khiến cho thai nhi không thể nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sự sống.

Góc giải đáp: Hiện tượng bóc tách túi thai nhưng không ra máu? 1
Bóc tách túi thai gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ

Thông thường tùy vào mỗi trường hợp mà thời gian túi thai bị bóc tách đạt đến mức 40%, 30%, 20%, 5%. Tuy nhiên, nếu túi thai bị bóc tách đến mức 50%, khả năng giữ thai nhi trong bụng mẹ rất thấp.

Nguyên nhân bóc tách túi thai nhưng không ra máu

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng bóc tách túi thai nhưng không ra máu trong thai kỳ:

  • Màng nuôi thai mỏng và khó mang thai: Màng nuôi thai của mẹ mỏng hơn bình thường, gây khó khăn trong việc mang thai.
  • Hoạt động vận động mạnh, đi lại quá nhiều: Hoạt động quá mức do vận động mạnh hoặc đi lại nhiều có thể gây nguy cơ bóc tách túi thai.
  • Các vấn đề sức khỏe của mẹ bầu: Các bệnh như u xơ tử cung, dính buồng tử cung, u nang buồng trứng, sẹo tử cung, lạc nội mạc tử cung có thể gây nên tình trạng bóc tách túi thai.
  • Đã từng sảy thai hoặc bóc tách túi thai trước đó: Những tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ bóc tách túi thai trong thai kỳ mới.
  • Dị dạng tử cung hoặc vấn đề sức khỏe khác của mẹ: Tử cung dị dạng hoặc các vấn đề như rối loạn đông máu, cao huyết áp có thể là nguy cơ bóc tách túi thai.
  • Sử dụng chất kích thích và cồn: Việc sử dụng thường xuyên các loại đồ uống có cồn hoặc chất kích thích có thể làm tăng nguy cơ bóc tách túi thai.
  • Nhiễm trùng và chất độc: Nhiễm trùng bởi vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc tiếp xúc với các chất độc như chì, thủy ngân có thể ảnh hưởng đến màng nuôi thai.
  • Thiếu năng lượng và dinh dưỡng: Cơ thể mẹ thiếu năng lượng có thể dẫn đến việc giảm chất dinh dưỡng truyền cho thai nhi, gây bóc tách túi thai không ra máu.
  • Vấn đề về sức khỏe của thai nhi: Thai nhi có thể có sự phát triển bất thường hoặc không đủ khỏe mạnh để tiếp tục phát triển, dẫn đến tình trạng bóc tách túi thai.
Góc giải đáp: Hiện tượng bóc tách túi thai nhưng không ra máu? 2
Mẹ bầu vận động mạnh quá mức có thể là nguyên nhân gây bóc tách túi thai, sảy thai

Bóc tách túi thai nhưng không ra máu có nguy hiểm không?

Chảy máu âm đạo là dấu hiệu cảnh báo hiện tượng bóc tách túi thai. Máu thường có màu đỏ tươi hoặc nâu và thường không nhiều. Đồng thời, mẹ bầu cũng có thể trải qua những triệu chứng đau bụng khi bị bóc tách túi thai. Có khoảng 90% trường hợp bóc tách túi thai đi kèm với việc xuất hiện máu âm đạo. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu được chẩn đoán bóc tách túi thai mà không có dấu hiệu chảy máu âm đạo, kết quả này có thể cần được xem xét lại để đảm bảo tính chính xác.

Khi siêu âm, bạn có thể thấy sự kết nối giữa túi thai và niêm mạc tử cung của mẹ bị hỏng, đồng thời xuất hiện những cục máu tụ ở gần vùng nhau thai. Mặc dù có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, nhưng nếu được điều trị đúng cách, thai nhi vẫn có khả năng phát triển khỏe mạnh. Vì thế nên, mẹ bầu cần nên thăm khám bác sĩ định kỳ để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời. 

Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi bóc tách túi thai không ra máu

Nhằm đảm bảo sức khỏe tốt trong thời kỳ mang thai và hạn chế nguy cơ bóc tách túi thai, các mẹ bầu cần tuân thủ các hướng dẫn sau:

  • Tuân thủ lịch khám thai: Tuân thủ lịch khám thai của bác sĩ chuyên khoa để theo dõi tình trạng sức khỏe cả mẹ và thai nhi, giúp phát hiện sớm và xử lý kịp thời các vấn đề có thể xảy ra.
  • Chế độ ngủ: Mẹ bầu cần có thời gian ngủ đủ từ 8 đến 10 giờ mỗi ngày. Ngủ đủ giấc giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, cũng cần tránh ngủ quá nhiều, vì điều này cũng không tốt cho sức khỏe.
  • Hoạt động vận động: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên tránh vận động mạnh, leo cầu thang nhiều và làm việc nặng, giúp giảm áp lực lên tử cung và giảm nguy cơ bóc tách túi thai.
  • Tinh thần thoải mái: Duy trì tâm trạng vui vẻ, thoải mái, lạc quan trong suốt thời kỳ mang thai, tinh thần tốt giúp thai nhi và cơ thể phát triển tốt hơn.
  • Kiêng quan hệ tình dục: Trong giai đoạn đầu thai kỳ có nguy cơ bị bóc tách túi thai, mẹ bầu cần hạn chế quan hệ tình dục để tránh tác động lên tử cung và nguy cơ thai chết lưu hoặc sảy thai.
  • Không tự ý dùng thuốc: Mẹ bầu không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi mang thai mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Chế độ ăn uống: Đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi bằng cách ăn uống cân đối, đa dạng. Thường xuyên bổ sung nhóm thực phẩm giàu protein, sắt, canxi, vitamin, khoáng chất, axit folic cho cơ thể.
Góc giải đáp: Hiện tượng bóc tách túi thai nhưng không ra máu? 3
Mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, thư giãn nếu được chẩn đoán bóc tách túi thai

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung hiện tượng bóc tách túi thai nhưng không ra máu có nguy hiểm không. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về những nguyên nhân tiềm ẩn gây nên hiện tượng bóc tách túi thai trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Đồng thời, chúng tôi mong rằng mẹ bầu có thể thường xuyên thăm khám để được tư vấn và theo dõi thai nhi khỏe mạnh trong quá trình mang thai. Đừng quên thường xuyên theo dõi Long Châu để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về kiến thức sức khỏe cho bản thân nhé!

Xem thêm: Hiện tượng bóc tách túi thai ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?

Admin

Link nội dung: https://ngayqua.com/hien-tuong-boc-tach-tui-thai-nhung-khong-ra-mau-co-nguy-hiem-khong-1729823107-a5687.html