Tượng Phật là hình ảnh của các vị Phật. Ở đây, các vị Phật được thể hiện trên chất liệu gỗ như gỗ hương đá, gỗ mun, gỗ bách xanh...
Người ta đặt tượng Phật có thể là để thờ cúng hoặc cầu mong những điều may mắn tốt đẹp. Cũng có thể, đặt tượng Phật để nhớ về, tôn vinh đấng giác ngộ, giải thoát cho con người.
Ở đây, tượng Phật là từ dùng để chỉ chung các vị Phật như Phật Thích Ca (Phật bổn sư), Phật A Di Đà... Các vị Bồ Tát như Bồ Tát Quán Âm, Bồ Tát địa tạng, Bồ Tát Đại Thế Chí...
Các bức tượng Phật tại danh mục này đều được chúng tôi đục tạo hình bằng máy CNC từ bản vẽ thiết kế độc quyền, chuẩn phong thủy tâm linh của các nghệ nhân Trung Hoa. Người Việt tạo hình thủ công, làm mặt sắc nét chân thực và thần thái.
Tượng Phật vì là hình ảnh của đấng tối cao, đại diện cho cái thiện, cái đẹp và sự giác ngộ, giải thoát nên được con người ngưỡng mộ và tôn thờ. Đa số chúng sinh dùng tượng Phật để trưng thờ cúng, cầu mong cho sự giải thoát và giác ngộ.
Cũng có người đặt tượng Phật để tự răn mình về lẽ nhân quả, sự vô thường trong cuộc sống.
Do có sự giao lưu, khúc xạ văn hóa qua ngả Trung Hoa mà đạo Phật nói chung và tín ngưỡng về các vị Phật nói riêng ở Việt Nam có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Từ đạo Phật nguyên thủy vốn là chân lý vô thần về cuộc sống, ý nghĩa của cuộc sống đã biến đổi để trở thành 1 thứ tín ngưỡng dễ chấp nhận với nhận thức chung của đa số người Việt. Theo đó người Việt tới chùa không chỉ là để tu (tự sửa mình) mà còn là để cầu mong cho nhiều điều khác nữa. Do đó, ảnh hưởng của các vị Phật trở nên đặc biệt sâu rộng trong tâm thức của mỗi người Việt. Người Việt cho dù không phải là phật tử, không xuất gia, cũng không tu tại gia nhưng vẫn lồng các vị Phật vào trong tín ngưỡng của mình. Thắp hương cúng vái trời đất, ông bà tổ tiên, người Việt vẫn thuận miệng khấn câu "Nam Mô A Di Đà Phật!".
Nguyên thủy của tinh thần Phật giáo thì đức Phật không thể độ được cho ai, không giúp được cho ai tiền bạc, công danh hay sức khỏe... Đức Phật là người bình thường đã tỉnh thức, giác ngộ hiểu được chân lý của cuộc đời vô thường vô ngã mà thôi.
Vì vậy, các vị Phật là biểu tượng của sự tỉnh thức, sự giác ngộ chân lý, thông tuệ được lẽ vận hành của vũ trụ. Người ta đặt tượng Phật, thờ tượng Phật là để nghiêng mình trước bậc trí thức, người giác ngộ dẫn đường chỉ lối cho chúng sinh thoát khỏi vô minh, đau khổ. Lẽ đó nên không chỉ là các phật tử xuất gia hay tu tại gia, chúng sinh bình thường cũng có thể đặt tượng Phật, thờ tượng Phật.
Tượng Phật Thích Ca hay Phật Bổn Sư là hình ảnh của Đức Tất Đạt Đa Cồ Đàm. Ông vốn là người có thật, tương truyền Phật Thích Ca là hoàng tử con vua, nhận thấy cuộc đời đầy nỗi đau khổ, vô thường, ông quyết định rời chốn hoàng cung để tìm con đường giải thoát.
Trải qua nhiều thời gian, Tất Đạt Đa Cồ Đàm tìm thấy con đường giác ngộ. Con đường ấy nằm trong Tứ Diệu Đế. Ông tìm cách truyền giáo lý của mình cho chúng sinh. Từ đó, ông được nhiều người tin theo, và được chúng sinh tôn thờ thành Phật.
Như vậy, Phật là danh từ chung để chỉ tất cả những người đã được giác ngộ hoàn toàn. Thoát khỏi luân hồi, đau khổ của cuộc đời. Tất cả chúng sinh nếu chăm tu tập thực hiện bát chánh đạo đều có thể trở thành Phật.
Tượng Phật Thích Ca thường được người đời dựng lại với hình ảnh Ngài ngồi thiền trên đài sen, cũng có lúc ta bắt gặp hình ảnh tượng Phật Thích Ca đứng...
Tượng Bồ Tát Quán Âm là bức tượng được cực nhiều người ưa chuộng, không chỉ là các tín đồ Phật giáo. Bồ Tát là người tu hành đã gần đến được thành Phật thoát khỏi luân hồi, đau khổ. Bồ Tát chưa thành Phật nhưng dân gian vẫn quen gọi Ngài là Phật như Phật bà, Phật mẹ...
Có nhiều vị Bồ Tát trong đó Bồ Tát Quán Âm hay Quán Thế Âm Bồ Tát được nhiều người biết đến nhất.
Người ta tin rằng Bồ Tát Quán Thế Âm có hạnh nguyện là quán chiếu tất thảy cuộc đời của chúng sinh, lắng nghe, cứu vớt mọi đau khổ cho chúng sinh. Đó cũng là lý do mà rất nhiều người rước tượng Quán Âm về lập trang thờ để được Ngài cứu rỗi, giúp cho tai qua nạn khỏi.
Tượng Bồ Tát Quán Âm có nhiều mẫu khác nhau như Bồ Tát ngồi đài sen, Bồ Tát đứng, Bồ Tát ngự lưng rồng...
Địa tạng vương Bồ Tát được hình dung như là 1 nhà sư, đầu đội mũ, tay cầm cây gậy tích trượng. Địa tạng vương nguyện chưa trở thành Phật nếu chưa cứu rỗi được những linh hồn đau khổ dưới chốn âm ty. Vì thế, người ta thường thờ tượng địa tạng để cho linh hồn người thân đã mất sớm được cứu rỗi và giải thoát.
Tượng Địa tạng vương Bồ Tát có 2 mẫu phổ biến là bức địa tạng ngồi đài sen và Bồ tát địa tạng đứng. Tùy vào không gian thờ cúng rộng hẹp mà người ta có thể lựa chọn các mẫu khác nhau.
Tượng địa tạng vương Bồ Tát gỗ hương đang được bán với giá 3 triệu đồng mẫu Địa tạng ngồi cao 40cm và 3,5 triệu đồng mẫu địa tạng đứng cao 60cm.
A Di Đà là vị Phật của chốn tây phương, nơi con người sau khi từ bỏ trần gian sẽ trú ngụ. Quan niệm truyền thống cho rằng, nếu ở đời người ta chăm tu tập làm nhiều việc thiện thì sau khi mất đi sẽ được chuyển tới cõi Tây Phương nơi Phật A Di Đà cai quản.
Tượng Phật A Di Đà được tạo hình rất giống với Phật Thích Ca. Sự khác biệt nằm ở phần áo của tượng. Phật Thích Ca được mô tả với hình ảnh mặc áo trùm ngực, còn Phật A Di Đà mặc áo khoác hở ngực, trên ngực Phật A Di Đà có chữ Vạn còn Phật Thích Ca thì không.
Tượng Phật A Di Đà thường được chế tác trên chất liệu gỗ hương đá. Kích thước cao từ 30cm đến 60cm. Giá tượng từ 2,2 triệu đồng 1 bức.
Phật giáo cho rằng, căn nguyên của mọi đau khổ là từ u minh (ngu tối) mà ra. Nếu như Bồ Tát Quán Âm quán chiếu mọi đau khổ của chúng sinh để cứu vớt thì Bồ Tát Đại Thế Chí lại dùng trí huệ của mình mà giáo hóa chúng sinh, giúp chúng sinh thoát khỏi ngu dốt, giải thoát khổ đau, thành quả Bồ Đề.
Bồ Tát đại thế chí được hình dung với hình ảnh nữ nhân, tay cầm cành hoa sen.
Bồ Tát Đại Thế Chí còn thấy ở bộ Tam Thánh. Bồ Tát Đại thế chí đứng bên trái, ở giữa là Phật A DI Đà và bên phải là Bồ Tát Quán Âm.
Bộ tượng Tây phương tam thánh là hình ảnh về 3 vị thánh, 3 vị Phật. Phật A Di Đà, Bồ Tát Đại Thế Chí và Bồ Tát Quán Thế Âm. Người ta tin rằng 3 vị tam thánh sẽ dẫn lối cho những linh hồn lạc bước, đưa họ đến cõi tây phương cực lạc, thoát khỏi luân hồi đau khổ.
Bộ tượng tây phương tam thánh được tạo hình với 2 hình thế cơ bản. Bộ tam thánh ngồi và bộ tam thánh đứng.
Tượng Tam Thánh ngồi gỗ hương cao 40cm đang được bán với giá 9 triệu đồng 1 bộ, Bộ Tam Thánh đứng cao 60cm gỗ hương đang được bán với giá 10,5 triệu đồng 1 bộ.
Admin
Link nội dung: https://ngayqua.com/tuong-phat-gian-hang-trung-bay-hon-100-mau-tuong-phat-1729506307-a4626.html