Tổng hợp những bức ảnh kinh ngạc về Trái Đất dưới góc nhìn ngoài không gian

Những hình ảnh với vẻ đẹp tuyệt đối sau đây sẽ là thứ đang chờ đón bạn.

Nếu như bạn thật sự có cơ hội để rời khỏi Trái Đất trên một con tàu vũ trụ, những hình ảnh với vẻ đẹp tuyệt đối sau đây sẽ là thứ đang chờ đón bạn.

Hầu hết những khoảng khắc đáng nhớ này đều được ghi lại từ các sứ mệnh tàu con thoi, Trạm vũ trụ quốc tế và sứ mệnh Apollo.

Đan Mạch nhìn từ ngoài không gian

Đan Mạch khi nhìn từ Trạm Vũ trụ Quốc tế. Cung cấp hình ảnh: NASA

Nhìn thấy thời tiết rõ ràng trên khắp châu Âu là một việc hiếm khi xảy ra, vì vậy khi bầu trời Đan Mạch trở nên quang đãng, phi hành đoàn của Trạm Vũ trụ Quốc tế đã nhanh chóng tận dụng cơ hội.

Hình ảnh được chụp vào ngày 26 tháng 2 năm 2003, từ Trạm Vũ trụ Quốc tế. Đan Mạch, cũng như phần lớn những khu vực khác của châu Âu có thể được quan sát một cách dễ dàng. Lưu ý phần tuyết của mùa đông và đỉnh núi

Bruce McCandless dạo chơi trong không gian

Bruce McCandless dạo chơi trong không gian. Cung cấp hình ảnh: NASA

Sống và làm việc trong không gian luôn mang lại những phần thưởng … và dĩ nhiên, cả những hiểm nguy.

Từ một trong những chuyến đi bộ ngoài không gian táo bạo nhất từng được thực hiện, phi hành gia Bruce McCandless đã rời tàu con thoi bằng Thiết bị Cơ động Có Người lái (MMU). Trong vài giờ, anh đã hoàn toàn bị tách biệt khỏi hành tinh cũng như tàu của mình. Ngay khoảng khắc này, thời gian như ngừng lại để nhà thám hiểm có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp kì diệu đến từ Trái Đất, quê hương chúng ta.

Độ cong của Trái Đất khi nhìn từ trên Châu Phi

Độ cong của Trái Đất khi nhìn từ trên Châu Phi. Cung cấp hình ảnh: NASA

Mây và đại dương là những thứ rõ ràng nhất từ quỹ đạo, tiếp theo là dãy lục địa. Vào ban đêm, các thành phố dần trở nên lấp lánh.

Nếu có thể sống và làm việc trong không gian, đây sẽ là góc nhìn của bạn về thế giới hình cầu này qua từng phút, từng giờ, từng ngày.

Hình ảnh từ tàu con thoi

Cung cấp hình ảnh: NASA

Phi đội tàu con thoi đã hoạt động trong quỹ đạo Trái đất thấp (LEO) trong 30 năm, cung cấp con người, động vật và các mô-đun từ Trạm vũ trụ quốc tế trong quá trình xây dựng nó. Trái Đất luôn là tấm phông nền đẹp đẽ nhất cho các dự án của tàu con thoi.

Michael Gernhardt dạo chơi

Michael Gernhardt dạo chơi. Cung cấp hình ảnh: NASA

Sống và làm việc trong không gian thường đòi hỏi những chặn đi bộ dài ngoài vũ trụ.

Bất cứ khi nào có thể, các phi hành gia thường “lang thang” trong không gian, họ sửa chữa, lắp đặt, kiểm tra và đôi khi chỉ để ngắm cảnh.

Bay cao ngang qua New Zealand

Bay cao ngang qua New Zealand. Cung cấp hình ảnh: NASA

Một số sứ mệnh tàu con thoi và ISS đã cung cấp hình ảnh có độ phân giải cao về mọi nơi trên khắp hành tinh của chúng ta.

Phi hành gia làm việc trên Kính viễn vọng Không gian Hubble

Các phi hành gia đang sửa chữa Kính Hubble. Cung cấp hình ảnh: NASA

Các sứ mệnh tân trang lại Kính viễn vọng Không gian Hubble là một trong những dự án phức tạp và đáng kinh ngạc nhất do NASA thực hiện.

Bão xoáy nhiệt đới Emily nhìn từ ngoài không gian

Bão xoáy nhiệt đới Emily nhìn từ ngoài không gian. Cung cấp hình ảnh: NASA

Các nhiệm vụ trên quỹ đạo Trái đất thấp không chỉ cho phép chúng ta quan sát bề mặt của hành tinh mà còn cung cấp những góc nhìn thời gian thực chính xác về thời tiết và khí hậu đang thay đổi.

Góc nhìn xuống từ Trạm vũ trụ quốc tế

Góc nhìn xuống từ Trạm vũ trụ quốc tế. Cung cấp hình ảnh: NASA

Tàu con thoi và tàu Soyuz đã đến thăm Trạm vũ trụ quốc tế trong suốt chiều dài lịch sử của nó trên quỹ đạo.

Đám cháy miền nam California khi nhìn từ không gian

Đám cháy miền nam California khi nhìn từ không gian. Cung cấp hình ảnh: NASA

Những thay đổi trên bề mặt Trái đất, bao gồm cháy rừng và các thảm họa khác, thường có thể phát hiện được từ ngoài không gian.

Trái đất khi nhìn từ tàu con thoi Discovery

Trái đất khi nhìn từ tàu con thoi Discovery. Cung cấp hình ảnh: NASA

Một cảnh quay tuyệt vời khác về Trái đất, khi nhìn từ vịnh tàu con thoi Discovery. Các tàu con thoi quay quanh hành tinh của chúng ta mỗi 1/2 giờ trong các nhiệm vụ của chúng. Điều đó làm nên những khung cảnh bất tận về Hành tinh xanh.

Algeria khi nhìn từ vũ trụ

Algeria khi nhìn từ vũ trụ. Cung cấp hình ảnh: NASA

Đồi cát là cảnh quan thay đổi liên tục theo ý muốn của gió.

Trái đất khi nhìn từ Apollo 17

Trái đất khi nhìn từ Apollo 17. Cung cấp hình ảnh: NASA

Chúng ta đang sống trên một hành tinh có nhiều nước và cây xanh, đó chính là ngôi nhà duy nhất của chúng ta.

Con người lần đầu tiên được nhìn thấy hành tinh của mình như một thế giới toàn vẹn thông qua lăng kính của máy ảnh do các phi hành gia Apollo chụp lại khi họ tiến hành chuyến thám hiểm Mặt Trăng.

Trái đất được nhìn từ tàu con thoi Endeavour

Trái đất được nhìn từ tàu con thoi Endeavour. Cung cấp hình ảnh: NASA

Endeavour được chế tạo như một tàu con thoi thay thế và hoạt động hùng tráng trong suốt chiều dài tuổi thọ của nó.

Trái đất khi nhìn từ Trạm vũ trụ quốc tế

Trái đất khi nhìn từ Trạm vũ trụ quốc tế. Cung cấp hình ảnh: NASA

Nghiên cứu Trái đất từ ISS giúp các nhà khoa học hành tinh có cái nhìn dài hạn về ngôi nhà của chúng ta

Hãy tưởng tượng việc có thể thoải mái nhìn ngắm cảnh tượng này từ khu vực mà bạn sinh sống mỗi ngày. Cư dân ngoài không gian trong tương lai sẽ sống với những lời nhắc nhở liên tục về hành tinh quê hương.

Trái đất khi nhìn từ tàu con thoi

Trái đất khi nhìn từ tàu con thoi. Cung cấp hình ảnh: NASA

Trái đất là một hành tinh – một thế giới tròn với những đại dương, lục địa và bầu khí quyển. Các phi hành gia trên quỹ đạo chiêm ngưỡng ngôi nhà xinh đẹp của chúng ta giống như thể đây chính là một ốc đảo ngoài không gian.

Châu Âu và Châu Phi khi nhìn từ không gian

Châu Âu và Châu Phi khi nhìn từ không gian. Cung cấp hình ảnh: NASA

Các vùng đất là bản đồ “sống” của thế giới chúng ta.

Khi nhìn Trái Đất từ không gian, bạn sẽ không bao giờ thấy các vùng phân chia chính trị như ranh giới, hàng rào và tường. Bạn chỉ có thẻ thấy những hình dáng quen thuộc của lục địa và hải đảo.

Trái Đất mọc lên từ Mặt Trăng

Trái Đất mọc lên từ Mặt Trăng. Cung cấp hình ảnh: NASA

Bắt đầu với các sứ mệnh Apollo lên Mặt Trăng, các phi hành gia đã thành công trong việc chỉ cho chúng ta thấy Hành tinh xanh trông giống thế nào khi nhìn từ các hành tinh khác. Điều này cho thấy Trái Đất thực sự đáng yêu và nhỏ bé biết bao. Bước tiếp theo của chúng ta trong không gian là gì? Căng buồm vươn tới những hành tinh khác? Lập căn cứ trên sao Hỏa? Đào mỏ trên các tiểu hành tinh?

Toàn cảnh Trạm vũ trụ quốc tế

Toàn cảnh Trạm vũ trụ quốc tế. Cung cấp hình ảnh: NASA

Đây có thể là nhà của chính bạn trong không gian vào một ngày nào đó.

Con người sẽ sống ở đâu trong quỹ đạo? Hóa ra nhà của chúng ta có thể giống hệt như trạm vũ trụ, nhưng sang trọng hơn những gì mà các phi hành gia hiện đang trải nghiệm. Có thể đây sẽ là nơi dừng chân trước khi mọi người bắt đầu làm việc hoặc nghỉ mát trên Mặt Trăng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn sẽ có một góc nhìn tuyệt vời về Trái đất!

Trạm vũ trụ quốc tế bay cao trên bề mặt Trái Đất

Trạm vũ trụ quốc tế bay cao trên bề mặt Trái Đất. Cung cấp hình ảnh: NASA

Từ ISS, các phi hành gia cho chúng ta nhìn ngắm những lục địa, núi, hồ và đại dương thông qua loạt hình ảnh của Trái Đất. Thật hiếm khi có dịp được tận mắt chứng kiến chính xác vẻ đẹp nơi mà con người đang sống.

Trạm Vũ trụ Quốc tế quay quanh hành tinh cứ sau 90 phút, mang đến cho các phi hành gia — và chúng ta — một cái nhìn luôn thay đổi.

Ánh sáng khắp trên thế giới vào ban đêm

Ánh sáng khắp trên thế giới vào ban đêm. Cung cấp hình ảnh: NASA

Vào ban đêm, Hành tinh xanh lấp lánh ánh sáng của các thành phố, thị trấn và đường xá. Chúng ta đã chi trả rất nhiều tiền để thắp sáng lên bầu trời đang bị ô nhiễm bởi ánh sáng. Các phi hành gia luôn chú ý đến điều này và mọi người trên Trái Đất cũng đã bắt đầu thực hiện các bước để giảm thiểu việc sử dụng lãng phí năng lượng.

Người dịch: Nam Vu
Nguồn:
thoughtco

Admin

Link nội dung: https://ngayqua.com/tong-hop-nhung-buc-anh-kinh-ngac-ve-trai-dat-duoi-goc-nhin-ngoai-khong-gian-1729471506-a4510.html