Ứng dụng công nghệ Hologram trong đời sống

Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ cảnh công chúa Leia xuất hiện trong bộ phim “Chiến tranh giữa các vì sao” dưới dạng là hình ảnh […]

Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ cảnh công chúa Leia xuất hiện trong bộ phim “Chiến tranh giữa các vì sao” dưới dạng là hình ảnh 3D. Trong những năm 80 thì nhiều khán giả cũng đã biết đến từ hình ảnh 3D Hologram (hình ảnh 3 chiều). Cứ tưởng các hình ảnh 3D Hologram sẽ bị giới hạn trong góc nhìn của khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên gần đây mọi thứ đã bắt đầu thay đổi nhờ các tiến bộ kĩ thuật trong công nghệ quang học. Công nghệ Hologram trong đời sống thực đã xuất hiện và được ứng dụng rất nhiều hiện nay.

Công nghệ Hologram là một sản phẩm được tạo ra nhờ kỹ thuật ghi hình 3D gọi là Holography. Cụm từ Holography có nguồn gốc trong tiếng Hy Lạp, bao gồm từ “holos” có nghĩa là toàn bộ hay toàn cục và từ “graph” có nghĩa là sự ghi lại. Tiến sĩ Dennis Gabor (là người Anh gốc Hungary) đã phát minh ra kỹ thuật Holography vào năm 1947 tại Anh. Chính nhờ phát minh này đã tạo nên những ảnh hưởng sâu rộng trong nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của cuộc sống xã hội. Vì thế vào năm 1972, ông đã được trao tặng giải thưởng Nobel về Vật lý.

Có thể hiểu hình ảnh Hologram là một bức ảnh phẳng, do sự bố trí các chi tiết giúp cho chúng phản xạ ánh sáng một cách thích hợp mà hình ảnh này được nổi lên như một ảnh có chiều sâu (ảnh 3D – 3 chiều). Ví dụ như một số loại tem chống giả hiện nay ở nước ta cũng áp dụng nguyên tắc của ảnh Hologram. Đó là khi bạn nhìn tem này dưới các góc nhìn khác nhau thì chúng hiện lên màu sắc hoặc chi tiết khác nhau.

Hologram là hình ảnh trình chiếu mà ta có thể quan sát được vật thể dưới bất kỳ góc nhìn nào và có cảm giác là vật thể ấy đang hiện hữu trước mặt dù không thể sờ được. Không giống các hình ảnh 3D phải cần đeo thiết bị hỗ trợ, các hình ảnh 3D Hologram có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Hình ảnh 3D Hologram được trình diễn là nhờ vào một máy chiếu có độ phân giải cao, một máy tạo nền và bộ phận dựng hình.

Công nghệ Hologram trong đời sống thực ở các ngành nghề nào?

Để tạo ra các hiệu ứng đẹp và trông giống như thật thì các hình ảnh 3D Hologram là những hình ảnh có thể xoay được nhiều chiều, có nền tối màu và độ tương phản cao. Hình ảnh càng đơn giản thì khi chiếu lên sẽ càng tạo hiệu ứng đẹp hơn những hình có thiết kế phức tạp. Hiện nay trên thế giới, công nghệ Hologram trong đời sống thực được áp dụng rộng rãi ở các ngành nghề khác nhau như: chương trình show quảng cáo, sự kiện thời trang, công nghệ, sân khấu ca nhạc,… nhằm gây ấn tượng với người xem.

Viễn thông

Vào năm năm 2017, tập đoàn viễn thông Verizon của Mỹ và tập đoàn viễn thông Korea Telecom của Hàn Quốc đã thực hiện cuộc gọi ba chiều (3D) đầu tiên bằng công nghệ 5G. Để thực hiện cuộc gọi thì có hai hình 3D Hologram đã được hình thành. Cả hai hình ảnh 3D này đều có khả năng truyền tải cảm xúc và cử chỉ của người dùng giống như thật.

Giáo dục

Vào năm 2013, Đại học St George’s London đã giới thiệu hình ảnh 3D Hologram hiển thị các cơ quan hoạt động trong cơ thể người. Bài thuyết trình giới thiệu này có hình ảnh 3D Hologram của quả thận dài 4 mét, hộp sọ và các bộ phận khác của cơ thể con người. Năm 2015 thì ông Karl Wieman – là người đã đoạt giải Nobel và cũng là giáo sư vật lý tại Đại học Stanford, đã có bài phát biểu tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore mà không cần rời khỏi nước Mỹ.

Định hướng không gian

Trong năm 2017, các nhà khoa học thuộc Đại học Công nghệ Munich đã phát triển một phương pháp thu được hình ảnh 3D Hologram bằng bộ định tuyến Wifi. Phương pháp này được diễn tả trong nghiên cứu là sẽ giúp tạo ra các bản sao bằng cách hiển thị các đối tượng xung quanh chúng. Công nghệ này có thể được sử dụng để giúp tìm và giải cứu các nạn nhân bị mắc kẹt dưới trận tuyết lở, trong các trận hỏa hoạn hay là  trong các tòa nhà bị sập.

Quảng cáo và bán hàng

Hình ảnh 3D Hologram của một sản phẩm nào đó là một chiêu thức quảng cáo mới mẻ nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. Với sự trợ giúp của hình ảnh 3D này, bạn có thể phóng to hình ảnh của sản phẩm và giúp khách hàng có thể xem được từ mọi phía. Điều này cũng thuận tiện cho những ai muốn xem chi tiết về sản phẩm mà họ muốn mua. Các thương hiệu có thể sáng tạo ra một đoạn video ngắn về sản phẩm bằng công nghệ Hologram để người xem được trải nghiệm một cách chân thực nhất trong không gian đa chiều thay vì những quảng cáo trên sách báo in thông thường nhàm chán.

Phim ảnh

Và lĩnh vực không thể không nhắc đến khi ứng dụng công nghệ Hologram trong đời sống thực, đó chính là lĩnh vực phim ảnh. Với kỹ xảo hấp dẫn, công nghệ hologram đã mang đến những hình ảnh 3D ấn tượng trong những bộ phim, đặc biệt là thể loại khoa học viễn tưởng. Công nghệ 3D Hologram đã mang lại cho người xem trải nghiệm được thấy tận mắt những hình ảnh đẹp sống động như thật.

Đo đạc bản đồ 3D (point cloud, BIM…)

Đối với ngành đo đạc khảo sát địa hình cần độ chính xác cao và tốc độ như 3D laser scanning thì kết quả ban đầu thường là các point cloud. Nếu áp dụng công nghệ 3D Hologram sẽ giúp dễ dàng hình dung và tương tác với kết quả đo đạc hơn. Việc này rất quan trọng trong các dự án đòi hỏi phải đưa ra quyết định chính xác, kịp thời và nhanh chóng.

Tương lai của công nghệ Hologram

Tương lai của công nghệ Hologram đó là nằm ở giao điểm của AI, công nghệ kỹ thuật số con người và nhân bản giọng nói . Sự gia tăng nhất quán về sức mạnh tính toán sẽ tạo được các mô hình con người 3D kỹ thuật số được hiển thị với tốc độ ngày càng nhanh khiến chúng ngày càng khó phân biệt với mô hình thực.

Đổi lại, sự phát triển của công nghệ Hologram sẽ kéo tạo nên nhiều điều thuận lợi và khả dụng hơn. Ví dụ nếu đến một ngày nào đó, các hình ảnh 3D Hologram có thể được chiếu và phát trực tuyến tại rạp chiếu phim, nhà hát, chương trình ca nhạc,… Công nghệ Hologram trong đời sống thực ngày càng được ứng dụng phổ biến và rộng rãi nhiều hơn.

Cập nhật: Ngày 27 Tháng mười, 2022

Admin

Link nội dung: https://ngayqua.com/ung-dung-cong-nghe-hologram-trong-doi-song-1731930010-a12732.html