Mùng 8 tháng 3 là ngày gì? Mùng 8 tháng 3 với ngày 20 tháng 10 khác nhau như thế nào?
Mùng 8 tháng 3 là ngày Quốc tế Phụ nữ hay Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế.
Còn đối với ngày 20/10
Vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập.
Đảng cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỉ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là “Ngày Phụ nữ Việt Nam”.
Như vậy, ngày 20/10 hằng năm chính là ngày phụ nữ Việt Nam.
Mùng 8 tháng 3 và ngày 20/10 đều nhằm tôn vinh những người phụ nữ
Tuy nhiên ngày Mùng 8 tháng 3 là ngày Quốc tế phụ nữ
Còn ngày 20/10 là ngày phụ nữ Việt Nam nhằm tôn vinh những người phụ nữ Việt Nam.
Mùng 8 tháng 3 là ngày gì? Mùng 8 tháng 3 với ngày 20 tháng 10 khác nhau như thế nào? (Hình từ Internet)
Người lao động nữ có được nghỉ vào ngày phụ nữ Việt Nam hay ngày Quốc tế phụ nữ không hay không?
Căn cứ tại Điều 112 Bộ Luật lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động sẽ được phép nghỉ hưởng nguyên lương vào các ngày lễ, tết sau:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch)
- Tết Âm lịch: 05 ngày
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Theo đó, ngày phụ nữ Việt Nam và cả ngày Quốc tế phụ nữ đều không nằm trong những ngày lẽ mà người lao động có thể nghỉ.
Bên cạnh đó, tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, ngày nghỉ hằng tuần sẽ do người sử dụng lao động quyết định. Thông thường, ngày nghỉ hằng tuần sẽ rơi vào T7, Chủ nhật. Do đó, nếu như ngày 20/10, ngày 8/3 không rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động vẫn phải đi làm bình thường.
Công tác tuyên truyền kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam của Sở giáo dục TP. HCM ra sao?
Tại Kế hoạch 268/KH-CDGD năm 2023 Tải về có nêu rõ công tác tuyên truyền kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam của Sở giáo dục TP. HCM như sau:
- Tổ chức ôn truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất của phụ nữ Việt Nam, ý nghĩa lịch sử của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam qua 93 năm xây dựng và phát triển cùng với những đóng góp quan trọng của nữ cán bộ, nhà giáo và người lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Tuyên truyền, giáo dục trong cán bộ, nhà giáo và người lao động nữ các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về hôn nhân, gia đình, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
- Tuyên truyền, triển khai thực hiện Kết luận 1500b/KL-TLĐ năm 2021 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 6b/NQ-BCH ngày 29/01/2011 về công tác vận động nữ công chức, viên chức, công nhân, lao động thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Chỉ thị 03/CT-TLĐ năm 2010 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ cán bộ, nhà giáo và người lao động.
- Tuyên truyền, triển khai thực hiện Kết luận số 05/KL-BCH ngày 08/9/2021 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, Kế hoạch số 06/KH-LĐLĐ ngày 09/02/2018 của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 12b/NQ-BCH của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn về Ban Nữ công quần chúng doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước; Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới.
- Trong các hoạt động tổ chức tuyên truyền, các đơn vị cần quan tâm đến kết quả và Nghị quyết của Đại hội Công đoàn Ngành Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XII, Đại hội Công đoàn Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XII, Công đoàn Giáo dục Việt Nam lần thứ XVI và Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 – 2028.