Có một nghi thức đặc biệt quan trọng khi tổ chức tang lễ gia đình không bao giờ được bỏ qua hay thờ ơ. Đó chính là Liệm hay còn gọi là khâm liệm. Vậy liệm là gì, ý nghĩa như thế nào và tổ chức ra sao, cần kiêng kỵ những gì? Hãy cùng Hoa Viên Châu Đức tìm hiểu thật chi tiết để không phạm phải sai lầm khi thực hiện nhé.
Liệm hay còn có tên gọi khác là khâm liệm tùy theo từng vùng miền. Hiểu theo cách chiết tự thì khâm là tấm vải bọc bên ngoài thi thể còn liệm là tấm vải bọc bên trong thi thể. Nghi thức này gồm có rất nhiều các thủ tục như đại liệm, tiểu liệm và liệm xác Mỗi một hành động đều có các quy tắc thực hiện khác nhau, yêu cầu rất cao về thời gian, sự chuẩn chỉ và người thực hiện.

Xem thêm: Đám hiếu là gì? Những điều cần lưu ý trong Đám Hiếu mới nhất
Ý nghĩa khi khâm liệm người mất
Sau khi đã hiểu Liệm là gì, bạn sẽ thấy nghi thức này vô cùng quan trọng và hữu ích đối với cả người chết và người sống. Cụ thể, thực hiện nghi thức khâm liệm mang những ý nghĩa tâm linh như sau:
- Đảm bảo đầy đủ tất cả các nghi thức để tiễn biệt người chết sang thế giới bên kia một cách thuận lợi nhất.
- Thể hiện tấm lòng thành của con cháu và những người họ hàng thân tín có mối quan hệ với người chết.
- Thể hiện sự xót thương vô bờ và sâu sắc trước sự ra đi của người chết đối với những người ở lại.
- Thể hiện sự trân trọng, muốn bảo vệ thi thể của người chết một cách sạch sẽ, an toàn và trang nghiêm nhất.
- Mong muốn người chết biết bản thân mình không còn tồn tại, từ đó ra đi thanh thản để sớm được đầu thai.
Quy trình tổ chức nghi lễ khâm liệm
Để tổ chức lễ khâm liệm một cách thành kính và đúng quy tắc, phong tục, bạn hãy tuân thủ các bước dưới đây:

- Đầu tiên là xem ngày giờ tốt để tiến hành khâm liệm. Bước này, bạn cần phải nhờ đến thầy cúng để lựa chọn được ngày và giờ đẹp nhất. Mục đích không ảnh hưởng đến linh hồn người chết cũng như thần linh.
- Tiếp theo, tiến hành lập bàn thờ vong cho người chết. Bàn thờ vong thường là bàn linh xa đặt trên một bàn lớn. Ở bên trên bàn thờ vong có di ảnh, đèn, nhang, nến, hoa quả và bài vị của người chết.
- Thứ ba thực hiện đại liệm lựa chọn tấm vải trắng, xế đầu miếng vải thành 3 dải và vải ngang 5 đoạn. Gia đình, người thân và họ hàng dùng các đoạn vải này để buộc thân, ngang đầu và ngang bàn chân người chết.
- Thứ tư, thực hiện thủ tục tiểu liệm cũng bằng miếng vải trắng xé làm ba đoạn, vải ngang mỗi đoạn 6 thước. Tiếp theo, đặt thẳng góc với miếng vải chính của đại liệm rồi bó buộc thi thể người chết lại.
- Thứ năm, tiến hành nghi thức liệm xác. Nghi thức này bao gồm các hành động mặc áo niệm, phủ chăn, đeo găng tay, cuốn gói thi hài cho người chết. Tất cả đều cần phải thực hiện một cách nhanh, gọn và chặt chẽ.
Xem thêm: Lễ nhập quan là gì? Quy trình thực hiện nghi thức nhập quan chuẩn
Những điều kiêng kỵ khi khâm liệm
Bạn hãy tuyệt đối kiêng kỵ những điều sau khi thực hiện khâm liệm cho người khác để tránh các ảnh hưởng xấu về sau:

- Thứ nhất, trong quá trình khâm liệm tuyệt đối không được để chó, mèo hoặc chuột đi tới gần cơ thể người đã mất. Vì việc này có thể khiến thi thể của họ bật dậy và đi theo động vật.
- Thứ hai, tuyệt đối không được dùng quan tài gỗ làm từ cây liễu đặt bên cạnh thi thể của người chết. Bởi quan tài gỗ làm từ cây liễu mang ý nghĩa không thể tiếp diễn ở một kiếp mới, khá xấu theo phong thủy.
- Thứ ba, không nên khóc lóc quá thảm thương hoặc để rơi nước mắt vào thi thể người chết. Đây là việc cấm kỵ bởi sẽ khiến người chết đau xót, muốn níu kéo, ở lại dương thế, không thanh thản ra đi.
Những điều cần chuẩn bị khi người thân sắp mất
Những điều cần chuẩn bị khi người thân sắp mất:
- Tinh thần: Chuẩn bị tâm lý và giữ bình tĩnh, sẵn sàng đối mặt với tình huống khó khăn.
- Pháp lý: Xác định các giấy tờ cần thiết như di chúc, giấy khai tử, giấy tờ tài sản.
- Y tế: Bàn bạc với bác sĩ về các biện pháp y tế cuối cùng, chăm sóc giảm nhẹ, và quyết định về hồi sức.
- Tâm linh: Tôn trọng và thực hiện các nghi lễ, phong tục theo tín ngưỡng của người thân.
- Gia đình: Thông báo cho các thành viên trong gia đình và bạn bè gần gũi để họ có thể tạm biệt.
- Tài chính: Chuẩn bị chi phí cho tang lễ và các khoản chi phí liên quan.
- Tình cảm: Tạo không gian ấm áp, an ủi và ở bên cạnh người thân những giây phút cuối cùng.
Chuẩn bị trước những điều này giúp giảm bớt gánh nặng tâm lý và lo lắng trong giai đoạn khó khăn này.

Liệm là gì, chắc bạn đã có câu trả lời chi tiết và chính xác sau khi tham khảo bài viết trên. Nếu cần một đơn vị tổ chức lễ khâm niệm nói riêng và dịch vụ tang lễ trọn gói nói chung uy tín thì đừng quên Hoa viên Châu Đức nhé. Nơi đây hội tụ rất nhiều chuyên gia phong thủy, nhà sư, linh mục dày dặn kinh nghiệm. Am hiểu rõ phong tục từng vùng miền để giúp bạn hoàn thành các nghi lễ hiệu quả.
Bên cạnh đó, Hoa viên Châu Đức còn có không gian xanh, sạch đẹp chuẩn phong thủy và rộng gần 40 hecta. Sẵn sàng hỗ trợ tất cả các gia đình tổ chức tang lễ một cách tiện lợi nếu nhà riêng quá chật hẹp. Chi phí tổ chức khâm liệm và tang lễ cũng vô cùng tiết kiệm. Chắc chắn sẽ khiến mọi khách hàng khi lựa chọn đều cảm thấy hài lòng tuyệt đối về mọi phương diện.
Xem thêm: Cách tránh tuổi kiêng tuổi khi làm lễ nhập quan không phải ai cũng biết
Thông tin chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ:
- Hoa Viên Châu Đức – Khởi Hiếu Đạo Tạo An Gia
- Địa chỉ: Xã Quảng Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
- Điện thoại: 0888 559 494.