Hiện tượng Trùng tang là nỗi sợ hãi, ám ảnh của các gia đình có người mất. Hiện nay, Không ít người cho rằng hiện tượng trùng tang này là một hiện tượng bí ẩn, khó lý giải. Gia đình nào không may mắc phải hiện tượng này thì phải cậy nhờ thế giới tâm linh để hóa giải. Còn Bạn đã bao giờ nghe về hiện tượng trùng tang chưa? Trùng tang là gì? Nguyên nhân, Dấu hiệu nhận biết và Cách hóa giải Trùng tang như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây của Đá mỹ nghệ Kim Đô để có được câu trả lời nhé.
1. Trùng tang là gì? Dấu hiệu nhận biết Trùng tang
Việc trùng tang nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào ngày – tháng – năm của người đã mất. Do vậy khi có người thân qua đời, gia đình nên nhờ thầy xem ngày giờ qua đời của người chết. Để tránh hậu quả nặng nề của hiện tượng trùng tang đem lại.
Xem ngày tốt xây mộ năm 2022 và những điều cần biết nên tránh khi xây mộ
Tổng hợp [29+]Mẫu lăng thờ đá đẹp cho Khu lăng mộ gia đình
Đối tượng thường bị trùng tang là những người thân trong gia đình của người vừa mới mất. Sau những người thân có thể là những người mà người mất rất yêu quý hoặc cũng có thể là rất ghét. Gia đình khi mà có người mất thì sẽ tính thử xem gia đình mình có bị trùng tang không để có thể tìm cách hóa giải một cách nhanh chóng tránh gặp thêm chuyện đau buồn.
Để xác định người chết có phải trường hợp trùng tang hay không. Gia đình có thể tự tính theo cách tính như sau:
Cách tính theo 12 địa chi:
Nam bắt đầu từ Dần tính theo chiều thuận Dần Mão Thìn Tị… Nữ bắt đầu từ Thân tính theo chiều nghịch Thân Mùi Ngọ Tị….
Áp dụng cách này, ta tính độ tuổi của người mất như sau: Cứ 10 tuổi tính một cung, 20 tuổi cung tiếp theo cho tới hết số tuổi chẵn thì mỗi tuổi lẻ tính là một cung. Ví dụ: Nam thọ 64 tuổi thì 10 tuổi cung Dần, 20 tuổi cung Mão, 30 tuổi cung Thìn, 40 tuổi cung Tị, 50 tuổi Ngọ, 60 tuổi cung Mùi, 61 tuổi cung Thân, 62 tuổi cung Dậu, 63 tuổi cung Tuất, 64 tuổi cung Hợi. Người này cung tuổi mất vào cung Hợi.
Tính tháng thì cung tháng sẽ nối tiếp với cung tuổi và theo quy tắc mỗi tháng là một cung. Ví dụ: Nam thọ 64 tuổi, cung tuổi là Hợi, mất vào tháng 3 thì cung tháng sẽ là Dần vì tháng 1 là Tý, tháng 2 là Sửu, tháng 3 là Dần.
Cung ngày sẽ nối tiếp cung tháng theo quy tắc mỗi ngày ứng với một cung. Ví dụ: Nam thọ 64 tuổi mất vào ngày 3, cung tháng đã tính trước đó là Dần thì tính cung ngày 1 sẽ là Mão, ngày 2 là Thìn, ngày 3 là Tị. Cung ngày của người này là cung Tị.
Cung giờ nối tiếp cung ngày theo quy tắc mỗi giờ ứng với một cung. Ví dụ: Nam thọ 64 tuổi mất vào giờ Tý (12 giờ đêm), cung giờ của người này là Ngọ.
Sau khi đã biết được cung tuổi, ngày, tháng, giờ của người mất, gia đình tiến hành xem xét 3 trường hợp như sau:
Sau khi xác định người thân chết vào ngày giờ gặp hiện tượng trùng tang. Gia đình có người mất sẽ có tâm lý muốn hóa giải sớm nhất. Nhằm tránh việc người thân của mình ra đi liên tiếp do trùng tang. Hiện nay có 2 cách hóa giải đó là:
Một trong những cách thường thấy chính là nhốt vong, đưa vong đến chùa. Nhưng không phải chùa nào cũng giữ được vong chết trùng. Chọn chùa nhốt vong còn phụ thuộc vào sự linh thiêng của chùa, mức độ cao tay của các sư trụ trì. Đối với trường hợp trùng tang nhẹ, các nhà sư sẽ đọc kinh niệm Phật cho vong hồn sớm siêu thoát.
Nếu trường hợp trùng nặng, gia đình hãy đến chùa Hàm Long (Bắc Ninh) để tìm cách hóa giải. Khi gửi vong vào chùa, gia đình cần thực hiện đúng các điều sau:
Theo quan niệm nhân quả luân hồi của Phật giáo cho rằng sinh mạng của mỗi người do phước báu mà thành. Do vậy gia đình có người chết không nên xem bói mà cần phải cúng dường, tụng kính sám hối, làm việc thiện, bố thí,…để tạo phúc phần cho người mất. Người mất được phước báu thì gia đình cũng nhận được phước lành. Đó là cách hóa giải hiện tượng này.
Dù có rất nhiều quan điểm xoay quanh hiện tượng trùng tang nhưng đến nay hiện tượng này vẫn là một trong những điều gây ảnh hưởng đến nhiều gia đình. Hi vọng qua bài viết này Đá mỹ nghệ Kim Đô đã giúp bạn hiểu hơn về trùng tang trong dân gian. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Cảm ơn bạn đã đọc bài.
Admin
Link nội dung: https://ngayqua.com/index.php/hien-tuong-trung-tang-la-gi-dau-hieu-nhan-biet-va-cach-hoa-giai-1730994617-a9604.html