Tháng Giêng là tháng mấy? Có gì đặc biệt trong tháng lễ hội?

Có thể nhiều người sẽ dễ dàng trả lời được tháng Giêng là tháng mấy, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nguồn gốc tên gọi của tháng Giêng cũng như biết được

(Lichngaytot.com) Có thể nhiều người sẽ dễ dàng trả lời được tháng Giêng là tháng mấy, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nguồn gốc tên gọi của tháng Giêng cũng như biết được tháng này có bao nhiêu ngày. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn tất tần tật các vấn đề này.

Mục lục (Ẩn/Hiện)


1. Tháng Giêng là tháng mấy?

Tháng Giêng là một cách gọi khác của tháng 1 âm lịch, đây là cách gọi dân gian của ông bà ta từ xa xưa.

Ngày bắt đầu của tháng này có thể dao động trong khoảng giữa hai tiết Đại Hàn và tiết Vũ Thủy, nhưng nói chung nó chủ yếu dao động xung quanh tiết Lập Xuân trong phạm vi ±10 ngày.

Đôi khi người ta vẫn gọi là tháng Một, tuy nhiên đa phần hiểu tháng một âm lịch là tháng thứ 11 (tháng Tý) trong những năm âm lịch thường.
 

Thang Gieng la thang may?
 

- Tháng Giêng là tháng mấy âm lịch?

Như vậy có thể khẳng định, tháng Giêng là tháng 1 âm lịch, tức tháng Dần.

Trong âm lịch, tháng Giêng là tháng không được phép nhuận (rất thú vị là người ta không thể ăn hai Tết Nguyên Đán trong vòng chỉ có một tháng).

Mặc dù vậy nhưng theo một số phép tính lịch trước đây thì đến năm 2148 (Mậu Thân) sẽ nhuận tháng Giêng (Mùng 1 tháng Giêng âm lịch vào ngày Chủ nhật 21/1/2148, mùng 1 tháng Giêng nhuận vào thứ Ba ngày 20/2/2148).

Trước đó, năm Quý Hợi 1803 lịch Việt Nam cũng nhuận tháng Giêng.

Các nhà lập lịch còn thêm Can vào trước tên gọi của tháng, nên trên lịch có các tên tháng như Giáp Dần, Bính Dần, Mậu Dần, Canh Dần, Nhâm Dần tùy theo từng năm. Tuy nhiên, rất khó nhớ cách gọi này nếu không nhìn vào lịch.

- Tháng Giêng là tháng mấy dương lịch?

Tháng Giêng không rơi vào một tháng dương lịch cố định trong mỗi năm, mà sẽ tùy theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng.

Thông thường, tháng Giêng sẽ rơi vào khoảng tháng 1 hoặc tháng 2 dương lịch.

2. Vì sao lại gọi là “tháng Giêng”?

Để trả lời cho câu hỏi về nguồn gốc của tên gọi tháng Giêng, cần phải dùng tới những thông tin mang yếu tố lịch sử từ liên quan tới văn hóa.

Theo Giáo sư Kiều Thu Hoạch – Nghiên cứu viên cao cấp của Viện nghiên cứu Văn hóa dân gian thì xét về ngữ âm lịch sử, chữ Giêng bắt nguồn từ chữ Chính trong tiếng Hán.

“Người Trung Quốc gọi tháng 1 là Chính Nguyệt. Chữ Chính trong tiếng Hán khi chuyển sang chữ Nôm của ông cha ta thì có vần ‘iêng’. Chữ Nguyệt có nghĩa là trăng nhưng cũng mang nghĩa là ‘Tháng’. Vậy nên cách gọi 'tháng Giêng' bắt nguồn từ đó” – GS nói. Vì vậy, cách gọi tháng Giêng đã được bắt nguồn từ đó.

Cũng theo vị Giáo sư này, ngày đầu tiên của tháng Giêng (mùng 1) được gọi là ngày Tết Nguyên đán. Từ “Nguyên” ở đây nghĩa là đứng đầu, là thứ nhất giống như Nguyên thủ Quốc gia, Nguyên soái…

3. Tại sao gọi tháng Giêng là tháng ăn chơi?

Vi sao thang Gieng la thang an choi?
 

Chúng ta vẫn thường nghe đến “câu tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Sở dĩ có quan niệm này, vì trước kia có đến hơn 90% dân số nước ta gắn với nghề làm nông.

Đặc điểm của nghề nông là làm theo thời vụ. Theo cơ cấu mùa vụ thì tháng Giêng tương đối nhàn rỗi. Thời điểm này người dân có ít việc phải làm nhất trong năm.

Ngoài ra, đây cũng là tháng diễn ra nhiều lễ hội nhất. Theo như thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Việt Nam có gần 8.000 lễ hội, trong đó 2/3 lễ hội diễn ra vào dịp đầu năm.

Bên cạnh đó, trong dịp đầu xuân, nhiều gia đình cũng tranh thủ để đi du xuân, vãn cảnh. Người ta đi thăm, đi chơi, đi thưởng thức hương vị những ngày đầu xuân với tâm trạng hân hoan, phấn khởi để mong những điều tốt đẹp, thuận lợi sẽ đến trong năm mới.

Chính những yếu tố này khiến cho tháng Giêng trở thành tháng ăn chơi và nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, thời nay cơ cấu nghề nghiệp của nước ta đã có nhiều thay đổi, tỉ lệ nông dân ít hơn trước, còn công nhân viên chức và người làm dịch vụ đã tăng dần lên.

Do vậy, quan niệm này cũng đang ít nhiều có sự thay đổi. Người ta thường tranh thủ những ngày cuối tuần, những ngày lễ trong suốt cả năm để đi chơi chứ không chỉ là tháng Giêng như trước đây nữa.

4. Tháng Giêng có bao nhiêu ngày?

Tháng 12 có bao nhiêu ngày? Thông thường, các tháng âm lịch chỉ có từ 29 đến 30 ngày, tùy thuộc vào từng năm. Ví dụ tháng 1 âm lịch năm 2020 và 2021 có 29 ngày, nhưng tháng 1 âm năm 2022 lại có 30 ngày...

Việc xác định ngày bắt đầu của tháng cũng như số ngày trong tháng sẽ phụ thuộc vào khoảng thời gian giữa hai trăng mới kế tiếp nhau, tuy nhiên tháng Giêng nói chung có 29 hoặc 30 ngày. Ngày đầu tiên của tháng chính là Tết Nguyên Đán (mùng 1 Tết).

Để biết chính xác tháng Giêng có bao nhiêu ngày ở các năm, tra cứu dễ dàng tại mục LỊCH ÂM DƯƠNG trên Lịch Ngày TỐT. Còn dưới đây là bảng tra số ngày trong các tháng Giêng trong 10 năm tới để bạn tiện theo dõi.

Tháng Giêng các nămSố ngày trong tháng Giêng
Năm 202230
Năm 202329
Năm 202429
Năm 202530 
Năm 202630 
Năm 202730 
Năm 202830 
Năm 202930 
Năm 203030 
Năm 203129 

5. Những ngày, dịp lễ đặc biệt trong tháng Giêng

Chính vì tháng Giêng là tháng của những lễ hội, là thời gian có nhiều lễ hội nhất trong năm nên sẽ có rất nhiều dịp lễ đặc biệt trong tháng này.

- Tết Nguyên Đán:

Tết Nguyên Đán diễn ra vào ngày 1, 2, 3… tháng Giêng hàng năm.

Đây là dịp Tết cổ truyền của dân tộc, có ý nghĩa vô cùng to lớn. Tết Nguyên Đán cũng là cơ hội để gia đình đoàn tụ, sum vầy, là dịp để mọi người chúc tụng nhau những điều may mắn, tốt lành cho năm mới.

- Rằm tháng Giêng:

Ngày rằm tháng Giêng (tức là ngày 15/1 âm lịch) là một trong những ngày lễ lớn và quan trọng của người dân đất Việt.

Người xưa vẫn có câu, “lễ cả năm không bằng rằm tháng Giêng” để thấy được rằng trong văn hóa của người Việt, ngày rằm đầu tiên của tháng Giêng này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Vào ngày này, mỗi nhà sẽ chuẩn bị mâm cơm để cúng gia tiên, sau đó sẽ đi chùa, đi đền để làm lễ và cầu ước sức khỏe, may mắn cho cả gia đình.

Lễ rằm tháng Giêng xưa còn thường gọi là Tết muộn bởi, những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn; những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày rằm tháng Giêng mới lên đường; những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khoẻ mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình có người chết vào dịp Tết Nguyên đán được ăn Tết bù.

Thang Gieng co dip le lon nhat nam
 

6. Những câu hỏi thường gặp về tháng Giêng

- Tháng Giêng có cưới được không?

Việc tháng Giêng có cưới hỏi được hay không thường là phụ thuộc vào tuổi của cô dâu.

Nếu như vào năm có tháng Giêng đó mà tuổi cô dâu không phạm phải Kim Lâu thì chuyện cưới xin là điều hoàn toàn có thể.

Tuy nhiên, trong tháng Giêng và các tháng khác thì việc cưới hỏi cần tránh ngày mùng 1 và ngày rằm. Bởi đây là hai ngày linh thiêng, ngày lễ của Phật.

- Tháng Giêng có làm nhà được không?

Làm nhà tháng Giêng tức là thời điểm lập Xuân, lúc này khí trời đang lạnh và ẩm ướt vì vậy nhiều gia đình lẫn các thợ đều ngại việc đào bới, xây nền, làm móng trong thời gian này.

Còn ở miền Nam, tuy thời tiết nắng ấm quanh năm nhưng người dân ở đây có đặc trưng là “cầu vừa đủ xài”, ai sao mình vậy,… nên từ nhà chủ cho đến thợ ngại phải hì hục đầu năm phải làm nhà cửa. Chính vì vậy, nhiều gia đình không muốn làm nhà trong tháng này.

Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng không nên làm nhà vào tháng Giêng nếu không sẽ gặp xui xẻo trong cả năm, tốt nhất là nên làm giữa năm hoặc cuối năm.

Bởi từ xưa đến nay dân gian thường sợ đập phá trong những ngày đầu năm mới bởi cho rằng như vậy sẽ mang đến điềm xấu cho cả năm.

Tuy nhiên việc làm nhà thực chất là việc đập cũ đi xây mới nên nó mang ý nghĩa tái sinh nhiều hơn. Nên bạn hoàn toàn có thể xây nhà trong tháng Giêng.

Ngoài ra, theo tài liệu phong thủy không hề nhắc tới việc kiêng khởi công vào tháng Giêng. Vì thế bạn có thể yên tâm sửa nhà vào tháng này. Chỉ cần chọn được tuổi làm nhà, tránh chọn tuổi xung khắc với gia chủ là được.

- Tháng Giêng khai trương ngày nào tốt?

Trong tháng Giêng có rất nhiều ngày tốt, tuy nhiên để tìm được ngày tốt để khai trương thì bạn phải chọn được ngày hoàng đạo, không phạm vào bất cứ ngày kỵ nào.

Ngày hoàng đạo tức là ngày có các sao tốt chiếu như: Nguyệt Tài, Tử Đức, Lộc Mã, Địa Tài, Phúc Sinh, Tử Vượng... Cuối cùng thì ngũ hành của ngày phải tương sinh với ngũ hành của chủ cửa hàng.

Tốt nhất khi xem ngày khai trương bạn nên đến nhờ thầy hoặc xem sách để chọn được ngày đẹp, hợp tuổi và năm mới làm ăn phát đạt hơn.

- Tháng Giêng kiêng gì?

Tháng Giêng là tháng mà người ta luôn hướng tới những điều tốt lành, kiêng kỵ làm điều xấu, kiêng kỵ những điều không may vì quan niệm rằng những điều không tốt sẽ người ta bị dông cả năm.

Theo đó, người ta thường kiêng kỵ những việc làm sau trong tháng Giêng:

  • Không nên vay mượn tiền, hay đòi nợ.
  • Không làm rơi đổ, đánh vỡ bát đĩa.
  • Không gây gổ mâu thuẫn, đánh nhau; không cau có, khó chịu.
  • Không quét nhà trong 3 ngày Tết.
  • Kiêng cho nước, lửa.
  • Không ăn thịt chó, cá mè hoặc thịt vịt.
  • Không trồng cây có âm khí ở trong nhà.
  • Không nên nhặt tiền rơi ở đường.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn đã biết được tháng Giêng là tháng mấy cũng như có câu trả lời cho những thắc mắc xoay quanh tháng này. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Mời bạn xem thêm các bài viết khác:

Admin

Link nội dung: https://ngayqua.com/index.php/thang-gieng-la-thang-may-co-gi-dac-biet-trong-thang-le-hoi-1730976306-a9543.html