Kiểm tra mức độ stress là gì? Cách thực hiện như thế nào?

Stress gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người không biết rõ mình đang bị stress ở mức độ nào. Do đó, người bệnh cần kiểm tra mức độ stress để có hướng điều trị thích hợp.

Dựa trên những thay đổi của não bộ và các cơ quan khác khi cơ thể bị stress, các bài kiểm tra mức độ stress có thể sàng lọc và đánh giá được mức độ stress của mỗi người, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp, làm giảm tối đa các vấn đề ảnh hưởng do stress.

Bài kiểm tra mức độ stress?

Ngày nay, stress trở nên rất phổ biến và ai cũng có thể gặp phải. Người trẻ bị stress do áp lực học tập, thành tích kém, khó thích nghi với môi trường mới, mâu thuẫn với bạn bè, thầy cô… Người trưởng thành có xu hướng bị stress thường xuyên hơn do các vấn đề tài chính, áp lực công việc, mâu thuẫn trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, ly thân, ly hôn…

Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng nhận ra cơ thể đang bị stress. Nếu tình trạng stress kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý.

Stress kéo dài khiến cho tâm lý trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương khi gặp cú sốc. Căng thẳng có mối liên hệ mật thiết với rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu lan tỏa, trầm cảm và nhiều bệnh tâm lý khác.

Kiểm tra mức độ stress là gì? Cách thực hiện như thế nào? 1
Nếu thường xuyên bị áp lực, bạn nên thực hiện bài kiểm tra mức độ stress mỗi tuần 

Vì vậy nếu thường xuyên phải đối mặt với áp lực, căng thẳng, bạn nên thực hiện bài kiểm tra mức độ stress mỗi tuần để đánh giá tình trạng sức khỏe tinh thần của bản thân. Bài kiểm tra sàng lọc nguy cơ bị stress cho thấy bạn có đang bị stress hay không và tình trạng stress đang ở mức độ nào.

Các bài kiểm tra mức độ stress tại nhà

Có khá nhiều bài kiểm tra mức độ stress. Để phản ánh đúng tình trạng sức khỏe tinh thần hiện tại, bạn nên thực hiện cả bài kiểm tra trắc nghiệm và bài kiểm tra hình ảnh để đánh giá chính xác.

Bài trắc nghiệm sàng lọc nguy cơ stress

Thông qua những thay đổi về tâm lý và thể chất, bài kiểm tra trắc nghiệm có thể sàng lọc nguy cơ stress. Bạn cần trả lời 20 câu hỏi và xem cách tính điểm cho mỗi câu trả lời tương ứng như sau:

Bộ 20 câu hỏi sàng lọc nguy cơ bị stress

  • Cảm thấy không thoải mái.
  • Không có những cảm xúc tích cực, bi quan.
  • Đổ mồ hôi tay chân, cơ thể.
  • Khó làm một việc gì đó và cần động lực rất lớn mới làm được.
  • Bản thân suy nghĩ quá nhiều.
  • Bản thân dễ bị kích động và dễ mất bình tĩnh trước mọi tình huống.
  • Dễ chán nản và tuyệt vọng.
  • Không hài lòng khi có việc gì xen vào chuyện riêng.
  • Cảm thấy bản thân không xứng đáng.
  • Nhịp tim nhanh, mạnh.
  • Cuộc sống nhàm chán, mệt mỏi và vô nghĩa.
  • Khô miệng thường xuyên.
  • Rối loạn nhịp thở như thở nhanh, thở gấp…
  • Hay phản ứng thái quá.
  • Lo lắng mình trở thành trò cười của mọi người.
  • Ít khi cảm thấy thư giãn.
  • Không có hy vọng điều gì.
  • Dễ hoảng loạn khi gặp tình huống bất ngờ.
  • Dễ tự ái khi bị đánh giá, phê bình.
  • Cảm thấy lo sợ vô cớ.
Kiểm tra mức độ stress là gì? Cách thực hiện như thế nào? 2
Thực hiện bài kiểm tra trắc nghiệm sàng lọc nguy cơ bị stress

Cách tính điểm

  • Không đúng: 0 điểm.
  • Đúng một phần/đôi khi: 1 điểm.
  • Đa phần là đúng: 2 điểm.
  • Đúng hoàn toàn: 3 điểm.

Sau khi tính điểm từng câu, bạn tính tổng số điểm của 20 câu và nhân cho 2. Sau đó, đối chiếu điểm số với kết quả để sàng lọc nguy cơ và xác định mức độ stress:

  • 0 - 14 điểm: Hoàn toàn khỏe mạnh và không bị stress.
  • 15 - 18 điểm: Bạn bị stress nhẹ.
  • 19 - 25 điểm: Bị stress ở mức độ trung bình.
  • 16 - 33 điểm: Có khả năng bị stress nặng.
  • Từ 34 điểm trở lên: Bị stress rất nặng và cần gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

Bài kiểm tra mức độ stress bằng hình ảnh

Ngoài các bài kiểm tra trắc nghiệm, bạn cũng có thể thực hiện một số bài kiểm tra mức độ stress bằng hình ảnh. Các bài kiểm tra này được xây dựng dựa vào những thay đổi của não bộ khi cơ thể bị stress.

Bài thứ 1

Bài kiểm tra thứ nhất do Tiến sĩ Thần kinh học Alice Mado Proverbio - Đại học Milano-Bicocca (Ý) phát triển.

Bạn nhìn vào hình này thì thấy nó chuyển động hay đứng yên?

Kiểm tra mức độ stress là gì? Cách thực hiện như thế nào? 3
Thực hiện bài kiểm tra mức độ stress bằng hình ảnh, bài số 1

Bài kiểm tra này là một hình ảnh tĩnh 100% nhưng tùy vào mức độ stress mà bạn sẽ nhận thấy bức hình này đang chuyển động như thế nào.

Kết quả bài test:

  • Nhìn thấy hình ảnh bất động: Cho thấy bạn đang có sức khỏe tốt và không bị stress.
  • Hình ảnh chuyển động từ từ: Cho thấy bạn khá mệt mỏi và stress nhẹ.
  • Hình ảnh quay liên tục: Bạn đang bị stress nặng và có thể mắc phải các bệnh tâm lý, tâm thần khác.

Lý giải:

Vỏ não thị giác có vai trò xử lý hình ảnh chúng ta nhìn thấy gồm có các V1, V2, V3, V4, V5. Trong đó V5 chịu trách nhiệm xử lý chuyển động hình ảnh 3D và V4 nhận diện hình dạng và màu sắc. Khi bị stress, một số tín hiệu có thể bị suy yếu hoặc ức chế khiến cho mức nhận thức cao hơn. Vì vậy, hình ảnh trong bài kiểm tra là tĩnh 100% những người bị stress sẽ nhìn thấy bức hình chuyển động.

Bài thứ 2

Bài kiểm tra thứ 2 cũng sử dụng bức hình tĩnh 100% để kiểm tra mức độ stress. Bạn nhìn vào bức hình trong 10 giây, sau đó xem hướng dẫn đọc kết quả để đánh giá tình trạng sức khỏe tinh thần hiện tại của bản thân.

kiem-tra-muc-do-stress-la-gi-cach-thuc-hien-nhu-the-nao.jpg

Kết quả:

  • Thấy hình ảnh đứng yên: Bạn hoàn toàn khỏe mạnh và không bị stress.
  • Thấy hình ảnh chuyển động nhẹ: Bạn bị stress nhẹ. 
  • Thấy hình ảnh chuyển động nhanh: Bạn đang bị stress nặng.

Bài thứ 3

Nhìn thẳng vào bức hình một lát, sau đó xem kết quả.

bai-vietkiem-tra-muc-do-stress-la-gi-cach-thuc-hien-nhu-the-nao.html 3.jpg

Kết quả:

  • Nhìn thấy hình chuyển động theo chiều kim đồng hồ: Bạn đang bị stress nhẹ.
  • Nhìn thấy vòng tròn trong hình chuyển động theo chiều ngược kim đồng hồ: Cơ thể đang bị stress ở mức tương đối.
  • Nếu thấy bức hình đứng yên hoàn toàn: Bạn đang bị stress nghiêm trọng.

Cần làm gì khi kết quả cho thấy bạn bị stress?

Nếu bài kiểm tra cho thấy bạn đang bị stress, nên áp dụng các giải pháp giải tỏa stress và thư giãn tinh thần.

Bên cạnh đó, nên cải thiện nguyên nhân gây stress và điều chỉnh lối sống lành mạnh hơn, bạn có thể tham khảo các thực phẩm giảm stress, nến thơm hay nước uống giảm stress. Như vậy, tình trạng stress sẽ thuyên giảm đáng kể. Ngoài ra, việc duy trì lối sống khoa học sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và tinh thần ở trạng thái tốt nhất.

Kiểm tra mức độ stress là gì? Cách thực hiện như thế nào? 4
Nếu bài kiểm tra cho thấy bạn đang bị stress, nên tìm cách giảm stress để giải tỏa cảm xúc

Nếu kết quả cho thấy bạn bị stress nặng, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý. Lúc này, bạn sẽ gặp nhiều phiền toái do khó kiểm soát cảm xúc và không thể ngừng lo lắng về những áp lực trong cuộc sống. Tìm gặp chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn giải tỏa stress và tránh nguy cơ bị các rối loạn tâm thần.

Tóm lại, các bài kiểm tra mức độ stress có thể giúp bạn xác định tình trạng sức khỏe tinh thần ở hiện tại. Bạn nên thực hiện bài kiểm tra này mỗi tuần để theo dõi sức khỏe tinh thần, từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp nhằm giữ sức khỏe tốt nhất và phòng tránh những vấn đề về tâm lý.

Admin

Link nội dung: https://ngayqua.com/index.php/kiem-tra-muc-do-stress-la-gi-cach-thuc-hien-nhu-the-nao-1730446810-a7779.html