Khi trẻ bị sốt cần chăm sóc đúng cách và hạ sốt kịp thời để tránh các biến chứng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc hạ sốt quá nhiều có thể khiến trẻ gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Vậy trẻ sốt bao nhiêu độ là nguy hiểm? Bao nhiêu độ cần uống thuốc?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Sốt ở trẻ được phân loại thành hai nhóm nguyên nhân chính:
Theo chia sẻ của ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng, trẻ sốt trên 39 độ được xếp vào những trường hợp nguy hiểm bởi đây là mức thân nhiệt rất cao, có thể khiến trẻ bị co giật và gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Thân nhiệt của trẻ em thường cao hơn từ 0.5 – 1 độ so với người trưởng thành. Nghĩa là, nhiệt độ cơ thể của trẻ bình thường sẽ dao động trong khoảng từ 36.5 – 37.5 độ C và khi nhiệt độ vượt qua 37.5 độ C, trẻ bắt đầu sốt. Khi nhiệt độ cơ thể tăng càng cao, mức độ sốt của trẻ ngày càng nguy hiểm, cụ thể:
Tuy nhiên, để theo dõi sự thay đổi thân nhiệt của trẻ, điều quan trọng là phụ huynh cần phải đo chính xác. Nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế điện tử là hai loại nhiệt kế thường được dùng để đo nhiệt độ cho trẻ ở vùng nách, miệng, trán và hậu môn. Tùy vào từng khu vực, thân nhiệt của trẻ sẽ có thay đổi khác nhau nhưng nhiệt độ cao nhất là ở hậu môn. Do đó, bố mẹ chỉ nên chú ý rằng khi đo ở nách, nhiệt độ của trẻ trên 38 độ là sốt. (2)
Hiện nay, việc hạ sốt cho trẻ có thể được thực hiện bằng phương pháp dùng thuốc hoặc không dùng thuốc. Đối với cách hạ sốt bằng thuốc, trẻ thường sẽ hạ sốt nhanh hơn nhưng một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ. Vậy trẻ sốt bao nhiêu độ thì mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt?
ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng cho biết, “Khi trẻ bị sốt, chúng ta cần dựa vào nhiều yếu tố như độ tuổi của trẻ, mức độ sốt, nguyên nhân gây sốt, tiền sử bệnh của trẻ để lựa chọn loại thuốc với liều lượng phù hợp”.
Ibuprofen và Paracetamol là hai loại thuốc hạ sốt giảm đau thường được dùng cho trẻ. Tại Việt Nam, Ibuprofen chống chỉ định khi trẻ sốt do sốt xuất huyết, vì vậy, Paracetamol thường được ưu tiên sử dụng. Thuốc có tác dụng sau khoảng nửa tiếng, kéo dài trong khoảng 4 tiếng và chỉ cho trẻ uống liều tiếp theo sau 4-6 tiếng nếu thân nhiệt của trẻ chưa hạ xuống mức an toàn. Khi trẻ sốt quá cao, bố mẹ không tự ý kết hợp Ibuprofen và Paracetamol cho trẻ uống vì điều này không khiến trẻ hạ sốt nhanh hơn mà nó có thể khiến trẻ bị sốc thuốc, gặp nguy hiểm. (3)
Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị trẻ sốt về đêm
Trong một số trường hợp, sốt ở trẻ liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm, có thể khiến trẻ tử vong trong vòng 24 giờ, như bệnh viêm màng não mô cầu, nhiễm trùng huyết, sốc – trụy tim mạch,… Vì vậy, khi trẻ phát sốt, bố mẹ cần theo dõi thân nhiệt, hạ sốt đúng cách và ghi lại các triệu chứng đi kèm khi trẻ sốt. Nếu trẻ có các dấu hiệu sau, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ hỗ trợ càng sớm càng tốt:
Đối với các trường trẻ sốt ở vừa và nhẹ, mẹ có thể hạ sốt cho trẻ tại nhà bằng các cách hạ sốt không dùng thuốc, gồm:
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ bị sốt và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:
Tóm lại, với những thông tin được đề cập về vấn đề “Trẻ sốt bao nhiêu độ là nguy hiểm?”, hy vọng các bậc phụ huynh đã hiểu rõ hơn và nắm được cách chăm sóc phù hợp, đúng cách khi trẻ bị sốt. Đối với các trường hợp trẻ bị sốt cao và cực cao, bố mẹ nên thông báo cho bác sĩ chuyên khoa hoặc đưa trẻ đến các bệnh viện uy tín để được hỗ trợ càng sớm càng tốt, tránh để bệnh kéo dài gây biến chứng nguy hiểm.
Admin
Link nội dung: https://ngayqua.com/index.php/tre-em-sot-bao-nhieu-do-la-nguy-hiem-bao-nhieu-do-can-uong-thuoc-1730444709-a7772.html