Thực hư về 'trùng tang'

Trùng tang là một hiện tượng mà từ trước tới nay vẫn luôn được thêu dệt một cách huyền bí, mang màu sắc tâm linh rõ rệt và thể hiện “quyền lực” siêu nhiên không giới hạn của con người ngay cả khi đã… chết. Vậy “trùng tang” có thật hay không và nên hiểu nó như thế nào trên cả hai phương diện khoa học duy tâm và duy vật?

Trùng tang là một hiện tượng mà từ trước tới nay vẫn luôn được thêu dệt một cách huyền bí, mang màu sắc tâm linh rõ rệt và thể hiện “quyền lực” siêu nhiên không giới hạn của con người ngay cả khi đã… chết. Vậy “trùng tang” có thật hay không và nên hiểu nó như thế nào trên cả hai phương diện khoa học duy tâm và duy vật?

Thực hư về 'trùng tang'

Trùng tang là một hiện tượng mà từ trước tới nay vẫn luôn được thêu dệt một cách huyền bí, mang màu sắc tâm linh rõ rệt và thể hiện “quyền lực” siêu nhiên không giới hạn của con người ngay cả khi đã… chết. Vậy “trùng tang” có thật hay không và nên hiểu nó như thế nào trên cả hai phương diện khoa học duy tâm và duy vật?

Những cái chết “liên trận kỳ hồi”

Cách đây hơn một năm, nhiều tờ báo đưa tin về trường hợp “trùng tang” ở quận Tây Hồ, Hà Nội rất đáng sợ. Đó là một gia đình trong một ngày xảy ra 2 cái chết của bố chồng và nàng dâu cách nhau chưa đến 5 tiếng đồng hồ. Điều đáng nói là người con dâu đang khỏe mạnh bình thường, vẫn còn đang tất bật chuẩn bị “hậu sự” cho bố chồng thì bỗng nhiên đột tử vì cảm. Để tránh không chôn cất cùng một giờ, hơn nữa, chưa được “giờ đẹp” nên người bố “hạ huyệt” trước, sau đó người con dâu mới được khâm liệm và hạ huyệt sau.

Chùa Hàm Long ở Bắc Ninh, được cho là nơi nhốt
Chùa Hàm Long ở Bắc Ninh, được cho là nơi nhốt "trùng" lớn nhất Việt Nam.

Khỏi phải nói gia tộc đó hoảng sợ đến mức nào, nhất là người con trai cả đồng thời cũng là chồng của người vợ quá cố. Anh rất lo lắng cho đứa con trai độc nhất 15 tuổi và cả bản thân mình. Vì người ta bảo nhà anh bị “trùng tang”. Từ trước tới nay anh có biết “trùng tang” là gì đâu, hơn nữa, những chuyện như vậy chẳng khi nào anh quan tâm do không biết thực hư thế nào. Nhưng khi trong gia đình mình cùng lúc 2 cái chết của bố và vợ thì anh hoảng hồn thực sự, đến nỗi ai bảo gì anh làm nấy để gọi là tránh chuyện tương tự xảy ra.

Như gia đình trên đây, thì một gia đình ở ngay phố Ngọc Hà, quận Ba Đình cũng xảy ra những cái chết tương tự. Chỉ khác là gia đình này, trong vòng 3 năm, 2 người con trai duy nhất trong gia đình đều “đi” theo bố và “đi” một cách “bất đắc kỳ tử”. Người bố sau một thời gian bị bệnh nan y thì qua đời khi ở tuổi “thất thập cổ lai hy”. Nỗi đau của những người trong gia đình chưa qua thì chỉ sau cái lễ 100 ngày của ông ít hôm, lại đến con trai trưởng của ông mất. Cái chết của anh ở tuổi “vẫn còn đang xoan” không chỉ khiến cho người ta thương tiếc mà còn làm cho câu chuyện về “trùng tang” được tin nhiều hơn và thêu dệt nhiều hơn.

Đêm hôm trước, anh vẫn còn ngồi quán nước và nói chuyện oang oang về thế sự, không một chút biểu hiện của người đau ốm, bệnh tật. Thế mà sớm hôm sau, khi vợ gọi anh dậy để đỡ chị dọn hàng bán đồ ăn sáng như mọi khi, anh đã mãi ngủ không bao giờ dậy. Liên tiếp 2 cái chết xảy ra trong vòng hơn 3 tháng, tưởng như gia đình anh không thể gắng gượng được.

Vậy mà chưa hết, 2 năm sau, người con trai út đang phơi phới tuổi xuân bỗng dưng một chiều đi làm về kêu mệt, vào giường nằm rồi mất lúc nào cũng không ai biết. Cả gia đình nhộn nhạo, hoảng loạn. Không ai có thể giải thích được nguyên nhân vì sao chỉ trong thời gian ngắn mà cả 3 người đàn ông trong nhà đều ra đi ngoài lý do duy nhất: “Trùng tang”. Và trùng tang như thế được gọi là “trùng tang liên táng”.

Ngày “kiếp sát”

Vậy trùng tang là gì?

Thực ra, từ trước tới nay, chưa bao giờ có một định nghĩa chính thống về “trùng tang” mà chỉ dựa trên hiện tượng rồi đúc kết thành quan niệm. Ngay cả, Phật pháp cũng không định nghĩa về hiện tượng này, mặc dù đây là “hồn cốt” của thế giới tâm linh. Theo cách hiểu dân gian “trùng tang” là trường hợp người chết “phạm” phải năm hoặc tháng hoặc giờ xấu do đó linh hồn không siêu thoát nên cứ quanh quẩn trong nhà trở thành “trùng” (có khái niệm cho rằng là “âm binh”) rồi lần lượt “bắt” theo từng người thân trong dòng tộc.

Nhưng phải trong 3 năm liền xảy ra liên tiếp những cái chết của những người trong cùng dòng tộc mới coi là “trùng tang”. Còn nếu không thì không phải. Có rất nhiều người nhầm lẫn điều này nên thấy trong gia tộc có nhiều người mất nhưng không phải trong 3 năm liên tiếp vẫn nhận là bị “trùng tang”.

Cách tính “trùng tang” theo “Phật pháp bách vấn” thì như thế này: Đối với những người tuổi thân, tý, thìn nếu mất vào một trong bất kể ngày hoặc tháng, năm, giờ tỵ thì coi là bị mất vào ngày trùng tang, còn được gọi là ngày “kiếp sát”. Tức là những tuổi đó “kỵ tỵ”. Mà đã ‘kỵ tỵ” thì những người tuổi thân, tý, thìn càng không được an táng vào ngày tỵ. Tương tự cách tính ấy, tuổi dần, tuất, ngọ kỵ hợi; tuổi tỵ, dậu, sửu kỵ dần; Hợi, mão, mùi kỵ thân.

Còn cách tính ngày trùng là chẳng hạn, ngày dần, tháng dần, năm dần, hay ngày thân, tháng thân, năm thân… cũng được gọi là ngày “trùng”. Ngày “trùng” này không tính riêng cho một tuổi nào mà bất kỳ người tuổi nào mất vào ngày “trùng” cũng “kỵ”.

Sách “Tam giáo chính hội” còn nói đến cách tính “trùng tang” cổ xưa là phải tính theo niên, nguyệt, nhật, thời (năm, tháng, ngày, giờ) thì mới biết người quá cố có “trùng tang” hay không. Theo cách tính đó thì những người mất ở tuổi (âm lịch): 10, 13, 16, 19, 22, (cứ cộng thêm 3) thì sẽ bị “trùng tang”. Hoặc những người tuổi tý, ngọ, mão, dậu nếu mất vào một trong các năm tuổi ấy, cũng coi là “trùng tang”…

“Lực siêu nhiên” hay tình cờ?

Tuy nhiên, việc “trùng tang” có thật hay không hay chỉ là sự ngẫu nhiên tình cờ?

Mặc dù là thế giới tâm linh đầy huyền bí và cũng có hẳn cách tính ngày “trùng tang” nhưng Phật giáo lại quan niệm về “trùng tang” như thế này: Sống chết là chuyện thường niên, do nghiệp lực của tự thân mỗi người chi phối. Sống và chết chỉ là hai hiện tượng trong tiến trình luân hồi bất tận. Nghiệp tuy có chung và riêng song nghiệp riêng vẫn giữ vai trò chủ động, quyết định, có tính cách độc lập, không ai có thể thay thế cho ai. Vì thế Phật giáo không có quan niệm về ngày trùng tang, trùng nhật và hoàn toàn phủ nhận việc ngày giờ mất cũng như chôn cất của một người mà có thể ảnh hưởng đến sự sống chết của người khác…”.

Trên cơ sở khoa học, GS.VS Đào Vọng Đức, PGS.TS Hà Vĩnh Tân, những nhà vật lý thuộc Hội Vật lý Việt Nam cũng đã bỏ nhiều thời gian nghiên cứu về vấn đề này đã lý giải theo cách của mình.

Mà cách lý giải ấy rất giống với những kiến giải của cố GS Nguyễn Hoàng Phương - nhà vật lý học nổi tiếng - từng giải thích hiện tượng “trùng tang” theo lý thuyết sóng điện từ và trường năng lượng: “Trong mối quan hệ giữa người chết bị “trùng tang” và người bị “trùng bắt” không có sự tiếp xúc xác thịt trực tiếp nên tất yếu phải có phần sóng vô hình của đôi bên tham gia vào. Đó có thể là một hiện tượng cộng hưởng sóng mang tính chất huyết thống, dòng họ. Do tần số khác nhau nhiều nên theo lý thuyết về nhạc, loại cộng hưởng này mang tên cộng hưởng Harmonic (tần số này là bội số của tần số kia). Đó là cơ chế cộng hưởng Harmonic hình thái huyết thống”.

Còn TS Đỗ Kiên Cường, một người rất am hiểu về những khả năng tiềm ẩn của con người, về những cái gọi là “thế lực siêu nhiên”… đồng thời là tác giả của rất nhiều bài viết lý giải về vấn đề này dưới góc độ khoa học cho rằng: “Trùng tang” đơn giản chỉ là sự trùng hợp mang tính ngẫu nhiên. Trong đó, bản chất của sự trùng hợp là luật số lớn trong lý thuyết xác suất và thống kê. Định luật này đơn giản có thể hiểu là: “Với một mẫu xét đủ lớn, bất kỳ hiện tượng kỳ lạ nào cũng có thể xảy ra”.

Như vậy, với những cách giải thích trên đây, mặc dù chưa có cách giải thích nào có thể chứng minh theo kiểu “tai nghe mắt thấy” nhưng rõ ràng “trùng tang” chỉ là một quan niệm “siêu thực”, xuất phát và tồn tại trong tín ngưỡng, thế giới tâm linh của con người. Và khi đã tồn tại trong tín ngưỡng dân gian, thế giới tâm linh của con người thì nhận định như nhà văn hóa Trần Lâm Biền “cần gì phải biết đúng - sai; thực - hư mà cứ để nó như vậy. Duy chỉ có điều không được khoác lên nó, thêu dệt xung quanh nó màu sắc mê tín dị đoan”.

Còn cách “hóa giải” trùng tang như Phật giáo khuyên: “Vì là tập tục đã ăn sâu vào tâm thức mọi người nên trong tinh thần phương tiên, nhà chùa vẫn khuyên các Phật tử không an táng thân quyến vào những ngày trùng, nhằm giúp họ an tâm để chu toàn tang lễ đồng thời nỗ lực cầu nguyện, khai thị, làm phúc hồi hướng cho hương linh. Đây mới là những điều cần làm để “âm dương lưỡng lợi” theo quan điểm của Phật giáo”.

Còn để “trấn an” tinh thần của những người còn sống, dân gian có cách “giải” trùng tang là: dùng các vị thần sa, chu sa, sương luật, địa liền… cho vào một cái túi rồi đặt trong quan tài người chết. Hoặc có thể dùng bộ linh phù để gối đầu người đã khuất, dán lên ngực, hoặc lót dưới quan tài… Bộ linh phù này được biết ở chùa Hàm Long, Bắc Ninh có bộ ván in khắc phù giải đã có mấy trăm năm nay. Người dân có thể đến đây nhờ các sư thầy tư vấn mà không nên lập đàn tế lễ tốn kém, gây hoang mang cho người còn sống…

Theo Nguyễn Anh
Petrotimes

Theo Đăng lại

Admin

Link nội dung: https://ngayqua.com/index.php/thuc-hu-ve-trung-tang-1731635410-a11745.html