14 bức ảnh về ô nhiễm nước khiến thế giới giật mình

Admin
Con người đã và đang tự hủy hoại nguồn sống của chính mình cũng như các loài sinh vật khác và phải gánh chịu hậu quả.
  • 14/09/2021

Con người đã và đang tự hủy hoại nguồn sống của chính mình cũng như các loài sinh vật khác và phải gánh chịu hậu quả.

Ngày 24/3/1989, tàu chở dầu Exxon Valdez bị mắc cạn ở bờ biển Prince William Sound, Alaska, làm tràn ra 34.000 tấn dầu trị giá 38 triệu USD. Năm 2003, một nhóm nghiên cứu của trường ĐH North Carolina đưa ra báo cáo cho thấy nhiều loài sinh vật biển như rái cá, vịt harlequin, cá voi sát thủ đã bị sụt giảm với số lượng lớn và môi trường sống ven biển sẽ phải mất khoảng 30 năm để khôi phục. Ảnh: Natalie Fobes/Corbis.
Chim biển bị ngập trong dầu từ sự cố tràn dầu. Những loài sinh vật biển bị ảnh hưởng bởi dầu tràn hầu hết đều sẽ chết nếu không có sự can thiệp của con người. Ảnh: Charlie Riedel.
Nước thải, chất thải từ một nhà máy phân bón ở Trung Quốc chảy thẳng vào nhánh sông Hoàng Hà. Ảnh: Greg Girard.
Người đàn ông vớt hàng đống cá chết trên hồ ở Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Nhiều người dân ra tắm ở vùng nước ô nhiễm trên vịnh Manila, dù họ đã được Bộ Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên Philippines cảnh báo rằng khu vực này không đủ điều kiện vệ sinh để tắm hay bơi lội. Ảnh: Ritchie B Tongo/EPA.
Nước thải chảy vào kênh thủy lợi trong khu vực dân cư ở thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Tình trạng ô nhiễm nước thải ở thành phố này đã diễn ra trong thời gian dài, đôi khi còn có chỉ số kim loại nặng nguy hiểm và ô nhiễm không khí ở mức độ cao. Ảnh: Souvid Datta, ChinaFile.
Hồ nước rộng lớn bên ngoài thành phố Bao Đầu, Nội Mông Cổ, bị ô nhiễm bởi chất thải độc hại từ các khu công nghiệp. Ông Ghazlan Mandukai, 52 tuổi, đã trồng trọt ở khu vực này 40 năm cho đến khi ô nhiễm biến nơi đây thành vùng đất chết. Theo giới chức Trung Quốc, 59,6% lượng nước ngầm trên lãnh thổ quốc gia này đã bị ô nhiễm không thể sử dụng được. Ảnh: Souvid Datta, ChinaFile.
Lướt sóng trên vùng biển ngập rác ở Java (Indonesia), hòn đảo bị ô nhiễm nhất trên thế giới. Ảnh: Populationspeakout
Cậu bé mưu sinh bằng cách lặn ngụp trong bãi rác bẩn thỉu mỗi ngày để nhặt nhạnh phế liệu tái chế. Ảnh: George Steinmetz.
Năm 2013, công nhân vệ sinh Trung Quốc vớt hơn 2.800 con lợn chết bị vứt từ thượng nguồn sông Hoàng Phố trôi dạt xuống lưu vực sông gần Thượng Hải. Ảnh: Reuters.
Bãi biển ngập ngụa rác thải ở Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: Vovek Prakash.
Nước thải công nghiệp và rác thải khiến dòng sông Yamuna ở New Delhi, Ấn Độ, bị ô nhiễm nặng nề sủi đầy bọt. Tuy nhiên, người dân địa phương vẫn tắm rửa và làm lễ cầu nguyện trên sông. Ảnh: businessinsider.in
Bên bờ sông Hằng ở phía bắc Ấn Độ, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề sản xuất đồ da. Khu vực này nay được biết đến là một trong những nơi có nguồn nước tệ hại nhất Ấn Độ, do ảnh hưởng từ nước thải chứa hóa chất độc hại trong quá trình thuộc da. Nước bị ô nhiễm vẫn được người dân sử dụng trong sinh hoạt và nông nghiệp, khiến đất và thực phẩm cũng bị nhiễm độc. Một loạt các vấn đề sức khỏe đang đe dọa người dân địa phương do độc tố tích tụ trong nhiều thập kỷ. Ảnh: Sean Gallagher.
Bức ảnh có tên "Biến mất - Sự tuyệt diệt của động vật lưỡng cư", được chụp tại công viên quốc gia Kings Canyon ở California, Mỹ. Ảnh: Joel Sartore.

Tin liên quan

Tin khác

Admin