Địa Tạng Vương Bồ Tát - Ý Nghĩa và những lưu ý khi thờ Bồ Tát Địa Tạng - Harappa Decor

Admin
Địa Tạng Bồ Tát là vị Phật với lời phát độ nguyện sẽ cứu độ cho tất cả chúng sanh trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ sau khi Thích Ca Mâu Ni Phật nhập Niết

Ngoài Quan Thế Âm Bồ Tát, bạn có biết cũng có những vị bồ tát rất thiêng khác trong đó có Bồ Tát Địa Tạng. Ngài là ai? Sự tích về Bồ Tát Địa tạng như thế nào? Hay ý nghĩa cũng như ngày xin vía của Ngài vào ngày nào? Bài viết sau đây sẽ rất có ích nếu bạn muốn trả lời những câu hỏi trên về Địa Tạng Bồ Tát.

Bồ Tát Địa Tạng

Bồ Tát Địa Tạng

1. Bồ Tát Địa tạng là ai?

Địa Tạng Bồ Tát là vị Phật với lời phát độ nguyện sẽ cứu độ cho tất cả chúng sanh trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ sau khi Thích Ca Mâu Ni Phật nhập Niết bàn cho đến khi Bồ Tát Di Lặc hạ sinh. Theo phiên âm thì Địa là dày chắc, Tạng là đủ chứa và Địa Tạng tức là sâu dày, đủ chứa muôn vàn khổ đau của chúng sinh linh chốn Địa Ngục. Địa là dày chắc, Tạng là chứa đủ. Địa Tạng chính là sâu dày, đủ chứa muôn vàn khổ đau của sinh linh trên trái đất. Địa Tạng Bồ Tát nguyện sẽ không chứng Phật quả nếu địa ngục chưa trở nên trống rỗng. Xuất phát từ lời nguyện độ ấy nên vì vậy mà Địa Tạng Vương Bồ Tát còn được xem như là vị Bồ Tát của chúng sinh dưới địa ngục hay là giáo chủ của cõi U Minh – nơi đầy rẫy những chúng sinh tạo ác nghiệp chưa được siêu thoát đến cảnh giới an lành.

Bồ tát Địa Tạng là một trong những vị Bồ tát được Phật giáo Đông Á tôn sùng và được mô tả như một tỳ kheo của phương Đông. Ngài Địa Tạng Vương Bồ tát là một trong sáu vị bồ tát của Phật giáo Đại thừa, bao gồm Quan Thế Âm Bồ tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ tát, Di Lặc Bồ Tát và Ngài.

2. Hình tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát:

Bồ tát Địa Tạng thường được mô tả với hình tượng từ bi, đầu đội mão tỳ lư, có vầng sáng hào quang trên đầu. Ngài đứng trên tòa sen hoặc ngồi trên tòa sen do Đề Thính (một con chó, linh thú của Ngài) đỡ lấy. Tùy khí của Ngài thường được cầm trên tay trái, là viên ngọc Như Ý, tượng trưng cho ánh sáng xua tan bóng đêm hắc ám, còn tay phải Ngài cầm tích trượng là vật để mở cửa địa ngục.

Một số tranh tượng ở Việt Nam và Trung Quốc thì khắc họa hình tượng Địa Tạng Vương Bồ tát mặc áo cà sa màu đỏ, đội mũ thất phật (hình ảnh của tu sĩ Phật giáo Bắc truyền). Hình tượng nhân vật Đường Tam Tạng (Đường Tăng) trong Tây Du Ký rất giống với hình tượng của Địa Tạng Vương Bồ tát.

Hình tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát

Hình tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát

3. Ý nghĩa của việc thờ tôn tượng Địa Tạng Bồ tát

Nếu những thiện nam tín nữ nào chi tâm quy y, chiêm ngưỡng, lễ bái, cúng dường, tô vẽ hình tượng Địa Tạng Vương Bồ tát trong hiện tại sẽ được tiêu trừ bệnh tật, các tội chướng, tiêu trừ tai họa, có thể thoát khỏi hiểm nguy, được quỷ thần hộ về. Người thành tâm tụng niệm danh xưng của Địa Tạng Bồ tát cũng được trí huệ to lớn, mau chóng hoàn thành ước nguyện.

Ý nghĩa của việc thờ tôn tượng Địa Tạng Bồ tát

Ý nghĩa của việc thờ tôn tượng Địa Tạng Bồ tát

Những người không thể siêu thoát vì bất kể điều gì đó thì sẽ đến và được ngài hóa kiếp bằng những hành động có ích cho xã hội, cho người khác.

Những người thờ phụng Địa Tạng Bồ Tát, khi hiểu về sự tích câu chuyện của ngài khi cứu mẹ thì bất giác cũng sẽ có lòng biết ơn, thành kính với chính cha mẹ mình. Trong lòng tự nhiên sẽ nảy sinh ý niệm, ước ao được làm tròn đạo hiếu và sẽ tự giác thành kính tự nguyện đảnh lễ Địa Tạng Bồ tát . Bởi Ngài là biểu trưng cho tinh thần hiếu đạo, công đức của Ngài sâu như biển cả, rộng như hư không.

Những chúng sinh nào niệm danh hiệu Địa Tạng, niệm kinh Địa Tạng, hồi hướng cho người thân của mình sẽ giúp họ tiếp cận được thiện tri thức, gieo nhân thiện, biết rõ nhân quả, biết hối hận biết tội lỗi. Dựa vào thần lực của Địa Tạng Bồ tát và công đức bản thân mà thoát khỏi nỗi khổ nơi địa ngục, không bị lưu lạc vào ác đạo, sớm tái sanh ở cõi Trời, cõi người.

4. Ngày xin vía Địa Tạng Bồ Tát 

Ngày vía Bồ Tát Địa tạng hàng năm là ngày 30/7 (Âm lịch). Trong ngày này, các Phật tử gần xa thường cùng nhau niệm kinh Địa Tạng và bày tỏ lòng kính trọng đối với Địa Tạng Vương Bồ Tát, làm việc thiện như phóng sinh, ăn chay, bố thí, tổ chức các buổi lễ thuyết giảng Phật pháp,…. Việc này sẽ  giúp các Phật tử tránh xa được khổ đau, làm thiện tích đức, trời rồng hộ niệm, quả thành ngày càng lớn, có thể thoát khỏi dịch bệnh, đơn đau, người thấy cung kính, quỷ thần hộ trì vượt mọi gian nguy.

5. Thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại gia như thế nào? 

Nếu như đối với Phật giáo, việc thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát là điều không thể thiếu. Thì ngày nay, nhiều gia chủ phát tâm thỉnh tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát về thờ tại gia nhằm thể hiện lòng tôn kính và sùng bái Ngài.

Để việc thờ cúng được trọn vẹn và mang lại nhiều ý nghĩa nhất thì đối với những bức tượng Phật gia chủ nên ưu tiên thỉnh những bức tượng Gốm. Trước khi an vị tượng Phật lên bàn thờ thì quý vị đạo hữu nên làm lễ khai quang điểm nhãn cho tượng, việc này thì gia chủ có thể tự thực hiện hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của các sư thầy.

Thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại gia như thế nào?

Thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại gia như thế nào?

Bàn thờ Phật tại gia nên được thờ riêng, nếu không gian chật hẹp bắt buộc phải thờ chung với gia tiên thì quý đạo hữu nên lưu ý, mỗi lần lễ, tết, giỗ chạp thì cần phải cúng đồ chay. Nếu mục đích dùng tượng Phật để trưng bày thì phải chọn những nơi sạch sẽ, cao ráo để đặt tượng tránh những nơi ồn ào, cạnh nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ.

Trên đây là những chia sẻ của HARAPPA DECOR về ngài địa tạng vương bồ tát quý đọc giả có thể đọc và tham khảo.

Admin