Bàn chân bẹt là gì? Hình ảnh chi tiết về bàn chân bẹt

Admin
Bàn chân bẹt là gì? Làm thế nào để biết có bị bàn chân bẹt hay không? Hãy tham khảo hướng dẫn từ các chuyên gia từ IVIE - Bác sĩ ơi trong bài viết dưới đây.

Nhận biết hội chứng bàn chân bẹt từ sớm đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị kịp thời và đạt kết quả tốt. Vậy bàn chân bẹt là gì? Làm thế nào để biết có bị bàn chân bẹt hay không? Hãy tham khảo hướng dẫn từ các chuyên gia từ IVIE - Bác sĩ ơi trong bài viết dưới đây.

1. Bàn chân bẹt là gì? Hình ảnh chi tiết

Khái niệm bàn chân bẹt

Theo Bách khoa toàn thư (Wikipedia), bàn chân bẹt là tình trạng khi vòm bàn chân bị sụp xuống, khiến lòng bàn chân tiếp xúc hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn với mặt đất. Tình trạng này phổ biến hơn ở trẻ em và một số ít trường hợp ở người trưởng thành.

Hầu hết chúng ta khi sinh ra đều có bàn chân phẳng do cấu trúc bàn chân chủ yếu là mô mềm. Đến khi trẻ 2-3 tuổi, bàn chân mới phát triển hoàn thiện. Nếu ở giai đoạn này, vòm bàn chân vẫn chưa phát triển, có thể kết luận trẻ mắc chứng bàn chân bẹt.

Tìm hiểu về bệnh bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ

Tìm hiểu về bệnh bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ

Có thể nhận biết hội chứng này chỉ qua quan sát, với các đặc điểm sau:

  • Khi đứng, toàn bộ hoặc hầu hết diện tích lòng bàn chân đều áp sát xuống mặt sàn.

  • Khi đứng khép hai bàn chân với nhau, nhìn từ phía sau có thể thấy phần gót chân vẹo ra ngoài.

  • Chân có dáng đi hình chữ V.

  • Khớp gối xoay lệch và có xu hướng chụm vào nhau.

  • Cổ chân xoay đổ vào trong hoặc ra ngoài.

  • Thường xuyên xuất hiện các cơn đau ở bàn chân và khớp, có thể lan sang các bộ phận khác như mắt cá chân, vòm bàn chân, bắp chân, gối, hông, và cẳng chân.

Hình ảnh bàn chân bẹt

Dưới đây là một số hình ảnh bàn chân bẹt từ các góc độ khác nhau giúp bố mẹ có nhận biết rõ hơn về bàn chân bẹt là gì?

Hình ảnh minh họa bàn chân bẹt

Hình ảnh minh họa bàn chân bẹt

Hình ảnh minh họa bàn chân bẹt

Hình ảnh minh họa bàn chân bẹt

Hình ảnh minh họa bàn chân bẹt

Xem thêm: 5 Dấu hiệu bàn chân bẹt ở trẻ dễ nhìn thấy bằng mắt thường

2. Ai có thể bị bệnh bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt được phân thành hai loại chính: Bàn chân bẹt sinh lý và bàn chân bẹt bệnh lý. Bàn chân bẹt sinh lý là tình trạng thường gặp, có tính mềm dẻo và tiên lượng tốt, được xem là một biến thể của bàn chân bình thường. Ngược lại, bàn chân bẹt bệnh lý thường cứng, gây mất chức năng của bàn chân và thường cần can thiệp y tế hoặc phẫu thuật.

Những người có nguy cơ cao mắc chứng bàn chân bẹt bao gồm:

  • Người thừa cân, béo phì.

  • Người bệnh đái tháo đường.

  • Phụ nữ mang thai.

  • Người bị viêm hoặc rách gân vùng cổ chân do hoạt động cường độ cao trong thời gian dài.

  • Trẻ nhỏ, do cấu trúc chân chưa phát triển hoàn toàn.

Xem thêm: 10+ phòng khám trẻ em khám ngay không cần lấy số tại Hà Nội

3. Hội chứng bàn chân bẹt có nguy hiểm không?

Vòm bàn chân được hình thành bởi các cơ và dây chằng ở lòng bàn chân, kết nối và thắt chặt từ trước ra sau. Ở những người có bàn chân bình thường, vòm bàn chân sẽ cong lên khỏi mặt đất khi đứng. Tuy nhiên, đối với người có bàn chân bẹt, toàn bộ lòng bàn chân sẽ chạm vào sàn khi đứng, điều này có thể làm lệch trọng tâm của cơ thể, gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Ở trẻ nhỏ

Hầu hết trẻ sơ sinh đều không có vòm bàn chân do cấu trúc chủ yếu là các mô mềm. Khi trẻ đạt độ tuổi từ 2 đến 3, vòm bàn chân mới bắt đầu phát triển. Nếu ở giai đoạn này, vòm cong chân của trẻ vẫn chưa phát triển, trẻ có thể đã mắc tật bàn chân bẹt.

Ở trẻ em, hội chứng bàn chân bẹt có thể gây đau chân, đau bàn chân hoặc mắt cá. Nếu không được điều trị kịp thời, dị tật này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.

Tìm hiểu hội chứng bàn chân bẹt có nguy hiểm không

Tìm hiểu hội chứng bàn chân bẹt có nguy hiểm không

Ở người lớn

Người trưởng thành mắc bệnh bàn chân bẹt sẽ phải đối mặt với các triệu chứng đau và sưng ở bàn chân và mắt cá, làm việc đi lại trở nên khó khăn hơn. Những cơn đau này thường xuất hiện nhiều hơn khi vận động thường xuyên, chơi thể thao hoặc chạy bộ.

Ngoài ra, người mắc bàn chân bẹt còn có nguy cơ cao gặp phải biến dạng bàn chân. Cấu trúc bàn chân bẹt khiến các xương ở cẳng chân xoay khi người bệnh chạy nhảy, dẫn đến lệch khớp đầu gối, gây viêm đau và đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp gối.

Các bệnh lý khác có thể phát sinh từ bàn chân bẹt bao gồm biến dạng ngón chân, vẹo ngón chân cái (viêm bao hoạt dịch ngón cái), gãy xương do sức nén, đau xương cẳng chân, viêm khớp bàn chân, viêm dây chằng và viêm cân gan chân.

4. Khi nào bị bàn chân bẹt cần đi khám bác sĩ

Đối với trẻ em

Độ tuổi lý tưởng để tầm soát và điều trị bàn chân bẹt (tái tạo vòm bàn chân) là từ 3 đến 7 tuổi. Trong giai đoạn này, nếu trẻ mắc hội chứng bàn chân bẹt và thường xuyên mang đế chỉnh hình, cấu trúc bàn chân của trẻ có thể thay đổi và phát triển bình thường.

Đối với trẻ từ 7 đến 12 tuổi, cơ và dây chằng đã phát triển cứng cáp hơn, nên hiệu quả tái tạo vòm bàn chân vẫn có nhưng sẽ thấp hơn và thời gian mang đế chỉnh hình sẽ kéo dài hơn.

Vì vậy, bố mẹ nên kiểm tra bàn chân bẹt cho trẻ từ 3 đến 7 tuổi để phát hiện sớm những bất thường và điều trị kịp thời, đạt hiệu quả tốt nhất, tránh để dị tật này ảnh hưởng đến cột sống và các bệnh lý liên quan sau này.

Cần đưa bé đi khám bác sĩ kịp thời khi phát hiện trẻ bị bàn chân bẹt

Cần đưa bé đi khám bác sĩ kịp thời khi phát hiện trẻ bị bàn chân bẹt

Đối với với người lớn

Nếu bạn phát hiện một bên giày bị mài mòn nhanh hơn bên còn lại, hoặc khi xuất hiện các triệu chứng của bàn chân bẹt, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bàn chân.

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bàn chân bẹt, nhưng tốt nhất là đi khám và nhận tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa uy tín và giàu kinh nghiệm để đảm bảo quá trình điều trị an toàn và hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Top 8 Phòng khám Nhi hoạt động 24/24 đặt lịch khám ngay

Ngoài ra, nếu bạn muốn được tư vấn với bác sĩ nhi trước khi đến khám, có thể qua IVIE - Bác sĩ ơi là ứng dụng đặt lịch khám tại nhiều cơ sở y tế đầu ngành, bệnh viện lớn, với hàng hàng nghìn bác sĩ giàu kinh nghiệm trên khắp cả nước như: Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện E, Bệnh viện Thu Cúc,.. 

Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn có thể hẹn trước thời gian khám, chọn bác sĩ cùng chuyên khoa theo yêu cầu, tránh phải xếp hàng lấy số hay làm nhiều thủ tục khác.

Miễn phí chat riêng với bác sĩ trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Miễn phí chat riêng với bác sĩ trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Với 5 năm hoạt động, IVIE - Bác sĩ ơi đã có 7 triệu người dùng và nhận được nhiều giải thưởng như: Top 10 cuộc thi "Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia TECHFEST 2021", Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2022 - lĩnh vực Giải pháp Y tế thông minh, và Giải thưởng Sao Khuê 2024.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về bàn chân bẹt là gì mà IVIE - Bác sĩ ơi gửi đến bạn. Nếu muốn đặt lịch khám, hoặc tư vấn bệnh nhi khoa, hãy liên hệ qua số hotline: 1900 3367 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Tải app

1900 3367

Đặt lịch khám bàn chân bẹt cho bé tại bệnh viện uy tín

Admin